Tin tức - Trần Nguyễn Tuấn Anh https://trannguyentuananh.com/tin-tuc Tue, 14 Jan 2025 07:45:17 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.8.1 10 xu hướng làm việc năm 2025 https://trannguyentuananh.com/10-xu-huong-lam-viec-nam-2025.html Mon, 13 Jan 2025 14:07:57 +0000 https://nhadatdaknong.net/?p=1803 Tăng dùng AI, đến văn phòng chỉ để điểm danh hay người trẻ thường xuyên “đi chữa lành” dự báo là các xu hướng nổi lên năm sau Đây là dự báo trong “10 xu hướng công việc toàn cầu năm 2025” do công ty công nghệ chuyên cung cấp giải pháp quản lý nhân […]

The post 10 xu hướng làm việc năm 2025 appeared first on Trần Nguyễn Tuấn Anh.

]]>
Tăng dùng AI, đến văn phòng chỉ để điểm danh hay người trẻ thường xuyên “đi chữa lành” dự báo là các xu hướng nổi lên năm sau

Đây là dự báo trong “10 xu hướng công việc toàn cầu năm 2025” do công ty công nghệ chuyên cung cấp giải pháp quản lý nhân sự và trả lương Deel – trụ sở tại Francisco (Mỹ) – mới công bố.

Theo công ty này, từ các mô hình làm việc hiện đại đến những giải pháp nâng cao năng suất lao động, những xu hướng sau đây mở ra triển vọng tái định hình tư duy về công việc và cách thức hợp tác trong môi trường việc làm.

Chồng làm việc từ xa

Đây là xu hướng đảo ngược vai trò giới truyền thống. Khi người chồng làm việc trong các ngành công nghệ hoặc kỹ thuật, vốn có thể làm việc từ xa, sẽ tạo điều kiện để các cặp đôi linh hoạt hơn trong quá trình sắp xếp công việc. Qua đó mở đường cho sự phát triển sự nghiệp của người vợ.

Những yêu cầu phải có mặt ở văn phòng giờ đây không còn là trở ngại lớn khiến vợ hoặc chồng phải đánh đổi cơ hội thăng tiến, hy sinh vì nửa còn lại, theo Deel.

Làm việc “linh hoạt kín đáo”

Trong bối cảnh làn sóng trở lại văn phòng đang diễn ra mạnh mẽ, một nghịch lý đang âm thầm hình thành nơi công sở là mô hình làm việc “linh hoạt kín đáo” (hushed hybrid).

Theo đó, dù công ty không còn cho phép làm việc từ xa hoàn toàn, một số quản lý đang “ngầm” cho phép nhân viên của mình có thể linh động. Sự tồn tại của xu hướng này đang đặt ra những thách thức mới cho một số doanh nghiệp trong việc quản lý và đảm bảo hiệu quả vận hành.

Đến văn phòng chỉ để điểm danh

Coffee badging tức đến văn phòng chỉ để uống cà phê và điểm danh là xu hướng mới. Ảnh: Pixabay

“Coffee badging” tức đến văn phòng chỉ để uống cà phê và điểm danh là xu hướng mới. Ảnh: Pixabay

Một thuật ngữ mới nổi lên gần đây trong ngành nhân sự là “coffee badging”, dùng mô tả các nhân viên đến văn phòng chỉ để điểm danh, uống cà phê hoặc để họp hành, rồi rời đi làm việc ở nơi khác.

Deel đánh giá rằng xu hướng văn phòng chỉ còn là nơi để “chấm công” và “nạp caffeine” chứ không phải là không gian làm việc chính buộc nhiều doanh nghiệp phải suy nghĩ lại về cách thức tạo ra một môi trường văn phòng hấp dẫn hơn.

Không gian riêng tại văn phòng

Việc phải quay lại văn phòng có thể khiến nhiều người cảm thấy choáng ngợp, đặc biệt với những người hướng nội đã quen với sự tĩnh lặng của môi trường làm việc tại nhà.

Trong bối cảnh đó, ở một số quốc gia, các thiết kế không gian làm việc riêng tư đang nổi lên như những “ốc đảo yên bình” giữa văn phòng sôi động, mang đến giải pháp lý tưởng cho những ai tìm kiếm sự tĩnh lặng và tập trung trong môi trường làm việc chung.

Chủ động sắp xếp làm việc

Thay vì lao vào thực hiện các hạng mục công việc một cách vội vã, Deel cho rằng người lao động có thể thử chủ động sắp xếp và lựa chọn thời điểm tốt nhất để thực hiện công việc dựa trên mức độ ưu tiên và năng lượng cá nhân. Bằng cách chủ động chọn thời điểm tập trung tối đa, họ có thể hoàn thành công việc hiệu quả hơn, giảm thiểu căng thẳng và tránh kiệt sức.

Tài năng lên ngôi, bằng cấp nhường chỗ

Những cá nhân sở hữu kỹ năng chuyên môn cao không còn bị ràng buộc bởi yêu cầu phải có bằng cấp đại học. Họ ngày càng trở thành đối tượng được các doanh nghiệp ưu ái tìm kiếm. Điều này phản ánh một xu hướng tuyển dụng mới: đặt năng lực làm yếu tố hàng đầu trong tuyển dụng.

Nghỉ việc không kế hoạch

Cảm thấy áp lực và môi trường làm việc cứng nhắc, nhiều người trẻ tại Trung Quốc đang lựa chọn “naked quitting”, tức xu hướng rời bỏ công việc mà không cần một bến đỗ mới hay kế hoạch rõ ràng cho tương lai.

Họ hướng đến những vị trí đề cao sức khỏe tinh thần và cân bằng giữa công việc với cuộc sống, phản ánh sự chuyển dịch trong quan niệm về giá trị công việc. Xu hướng này đặt ra thách thức lớn cho các doanh nghiệp trong việc duy trì sự gắn bó với nhân viên và thu hút nhân tài.

Chính sách nghỉ phép cởi mở

Bên cạnh các ngày nghỉ phép truyền thống, nhiều công ty trên thế giới đang triển khai các chính sách nghỉ phép linh hoạt hơn, bao gồm những lý do cá nhân như thất tình, kỳ kinh nguyệt, chăm sóc thú cưng, hoặc thậm chí là nghỉ để hẹn hò.

Những chính sách này giúp tạo ra môi trường làm việc thoải mái, hỗ trợ sức khỏe tinh thần và nâng cao sự hài lòng của nhân viên. Đây cũng là bước tiến trong việc xây dựng môi trường làm việc nhân văn, hiện đại và toàn diện hơn.

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI)

Báo cáo Chỉ số Xu hướng Công việc năm 2024 của Microsoft và LinkedIn cho biết 78% nhân viên tại Hong Kong đang sử dụng các công cụ AI cá nhân trong công việc.

Tại Việt Nam, số liệu của Microsoft cho thấy 88% số người được khảo sát nói có sử dụng AI tại nơi làm việc, cao hơn mức trung bình toàn cầu. Từ các chuyên gia đến những người mới bắt đầu, nhiều người cũng đã có cho mình một “trợ lý ảo” hỗ trợ. Xu hướng này phản ánh sự gia tăng nhanh chóng của AI trong môi trường công sở và đặt ra yêu cầu các doanh nghiệp cần nhanh chóng thích nghi với những thay đổi trong phương thức làm việc.

Thế hệ “sơ hở là đi chữa lành”

Thế hệ Z (sinh từ năm 1997-2010) đang tạo ra chuyển biến mạnh mẽ trong cách tiếp cận chăm sóc sức khỏe tinh thần tại nơi làm việc. Tại Anh, so với thế hệ X (sinh năm 1965-1980), nhóm nhân sự trẻ có xu hướng xin nghỉ phép thường xuyên hơn để xả stress và nạp lại năng lượng để tiếp tục guồng quay công việc.

Nghiên cứu từ Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam năm 2022 cho biết cứ 5 người trẻ tại Việt Nam thì có 1 người được chẩn đoán mắc ít nhất một vấn đề về tâm thần. Theo Quỹ Resolution Foundation, xu hướng này là lời cảnh báo về tương lai của thị trường lao động, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chú trọng chăm sóc sức khỏe tinh thần trong môi trường công sở.

Dỹ Tùn

The post 10 xu hướng làm việc năm 2025 appeared first on Trần Nguyễn Tuấn Anh.

]]>
Bí quyết làm hài lòng những khách hàng khó tính nhất https://trannguyentuananh.com/bi-quyet-lam-hai-long-nhung-khach-hang-kho-tinh-nhat.html Mon, 13 Jan 2025 01:31:27 +0000 https://nhadatdaknong.net/?p=1792 Trong kinh doanh, bạn sẽ gặp và phải đối mặt rất nhiều kiểu khách hàng khác nhau và không phải khách hàng nào cũng dễ tính. Vậy làm thế nào khi bạn rơi vào hoàn cảnh khách hàng tỏ ra khắt khe với sản phẩm, dịch vụ cũng như với chính bạn? Cùng bỏ túi […]

The post Bí quyết làm hài lòng những khách hàng khó tính nhất appeared first on Trần Nguyễn Tuấn Anh.

]]>
Trong kinh doanh, bạn sẽ gặp và phải đối mặt rất nhiều kiểu khách hàng khác nhau và không phải khách hàng nào cũng dễ tính. Vậy làm thế nào khi bạn rơi vào hoàn cảnh khách hàng tỏ ra khắt khe với sản phẩm, dịch vụ cũng như với chính bạn? Cùng bỏ túi những bí quyết sau để có thể làm hài lòng những vị khách khó tính nhất nhé.

1. Khách hàng khó tính là gì ?

Trước khi tìm được cách đối phó với những khách hàng này, chúng ta cần hiểu rõ như thế nào được coi là một khách hàng khó tính.

Khách hàng bảo thủ: Đây có lẽ là tệp khách hàng phổ biến nhất trong những khách hàng khó tính. Họ có thể biết những đòi hỏi của mình là vô lý nhưng không bao giờ nhận rằng mình sai. Những khách hàng này luôn đưa ra những lí do chứng mình rằng mình là đúng còn bên đang cung cấp sản phẩm – dịch vụ là sai

Khách hàng tự kiêu: Những khách hàng này thường là những người giàu có, họ luôn cho rằng mình là “thượng đế” và bạn phải phục vụ họ một cách tốt nhất cho dù họ đúng hay sai. Một số khách hàng này còn có xu hướng cho rằng nhân viên bán hàng là chưa đủ trình độ và đẳng cấp để bán hàng hay giải quyết những vấn đề của họ. Họ còn có thể đòi gặp những người có vị trí cao hơn như quản lý hay thậm chí là giám đốc để phục vụ mình.

Khách hàng khó tính

Khách hàng khó tính

2. Biện pháp đối phó với những khách hàng khó tính

Việc phải đối mặt với những khách hàng khó tính như đã nói ở trên được coi là ác mộng với một số những nhân viên bán hàng hay thậm chí là với cả doanh nghiệp. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thương lượng, làm hài lòng cả những vị khách khó tính nhất bằng những bí quyết sau.

– Lắng nghe khách hàng

Đừng bao giờ cố gắng xen vào giải thích khi khách hàng đang bày tỏ những bức xúc của mình. Một hành vi bất lịch sự sẽ chỉ làm cho tình hình căng thẳng và làm khách hàng khó chịu hơn. Bằng cách lắng nghe những gì khách hàng nói, bạn có thể sẽ giúp cho những tức giận trong họ giảm đi.

Lắng nghe sẽ giúp khách hàng khó tính bớt căng thẳng và dễ chịu hơn

Lắng nghe sẽ giúp khách hàng khó tính bớt căng thẳng và dễ chịu hơn

– Xin lỗi khách hàng

Việc bạn xin lỗi khách hàng ngay cả khi bạn không làm gì sai cũng có thể khiến cho khách hàng khó tính cảm thấy hài lòng hơn. Họ sẽ cảm thấy được tôn trọng và từ đó bình tĩnh hơn để có thể giải quyết những vấn đề đang gặp phải cùng bạn.

Nếu thật sự lỗi là của bên bạn, đừng chỉ xin lỗi bằng lời nói, hãy cho khách hàng biết rằng bạn thật sự tôn trọng họ và mong muốn được phục vụ họ cho những lần tiếp theo. Một món quà nhỏ, một phiếu giảm giá cho lần tiếp theo có thể sẽ là sự lựa chọn hợp lý trong tình huống này.

– Thể hiện sự am hiểu và đồng cảm

Khi khách hàng trình bày vấn đề, bạn đừng vội vàng tìm cách giải quyết vấn đề ngay mà bạn cần khéo léo tìm hiểu xem khách hàng đang thật sự mong muốn gì. Một số những câu hỏi như sau có thể sẽ giúp bạn trong việc tìm ra vấn đề của khách hàng:

+ Anh (chị) có thể nói rõ thêm về vấn đề … được không?

+ Anh (chị) mong muốn vấn đề được giải quyết như thế nào?

+ Chúng tôi hiểu rõ những bức xúc mà quý khách đang gặp phải, liệu có phải anh (chị) đang gặp phải vấn đề…không?

Những câu hỏi như vậy vừa giúp khách hàng nguôi giận lại vừa giúp mình hiểu thêm về vấn đề, từ đó tìm cách giải quyết.

Tìm các câu hỏi để hiểu được vấn đề của khách hàng

Tìm các câu hỏi để hiểu được vấn đề của khách hàng 

– Đừng trốn tránh vấn đề

Một số nhân viên thường tỏ ra lúng túng, không biết làm gì để giải quyết vấn đề cho khách hàng và trì hoãn giải quyết, để lại cho những người có vị trí cao hơn. Tuy nhiên điều này là sai lầm. Bạn nên tìm ra hướng giải quyết cho khách hàng để những bức xúc của họ không được tăng thêm. Nếu việc này ngoài tầm khả năng của bạn, hãy giúp họ có thể nguôi giận phần nào và nhanh chóng liên hệ với những cấp cao hơn để giải quyết vấn đề khách hàng một cách nhanh nhất.

– Cảm ơn khách hàng

Ngoài những lời xin lỗi, câu cảm ơn đến từ phía bạn cũng là rất quan trọng đối với khách hàng. Sau khi đã giải quyết những vấn đề mà khách hàng gặp phải, bạn hãy cảm ơn khách hàng để họ có thể cảm thấy được quan tâm và tôn trọng cũng như thể hiện được độ chuyên nghiệp của bạn. Những lời cảm ơn sẽ giúp khách hàng dần trở nên thông cảm với bạn hơn, từ đó dễ dàng hơn trong những lần giao tiếp tiếp theo.

Cảm ơn khách hàng khiến họ cảm thấy được tôn trọng hơn

Cảm ơn khách hàng khiến họ cảm thấy được tôn trọng hơn

Khi nói đến dịch vụ chăm sóc khách hàng trong kinh doanh, bạn thường xuyên phải tiếp xúc, phục vụ các khách hàng khác nhau, bao gồm cả việc phải đối mặt với những khách hàng khó tính, hay cáu kỉnh, giận dữ và thậm chí là thô lỗ. Khả năng giao tiếp xuất sắc cũng như cách giải quyết vấn đề ổn thỏa, hiệu quả của bạn trong cách hành xử với những khách hàng loại này sẽ quyết định đến sự thành công hay thất bại của công ty

Theo Nhanh.vn

The post Bí quyết làm hài lòng những khách hàng khó tính nhất appeared first on Trần Nguyễn Tuấn Anh.

]]>
Thị trường ngách là gì? Chiến lược xây dựng thị trường ngách cho Start-up https://trannguyentuananh.com/thi-truong-ngach-la-gi-chien-luoc-xay-dung-thi-truong-ngach-cho-start-up.html Mon, 13 Jan 2025 08:18:07 +0000 https://nhadatdaknong.net/?p=1780 Thị trường kinh doanh ngày càng gay gắt và khó khăn, yêu cầu bạn phải có chiến lược thị trường cụ thể cho doanh nghiệp, đặc biệt với những doanh nghiệp mới phát triển. Trong đó, thị trường ngách là yếu tố đóng vai trò quan trọng và giúp bạn đi đến thành công dễ […]

The post Thị trường ngách là gì? Chiến lược xây dựng thị trường ngách cho Start-up appeared first on Trần Nguyễn Tuấn Anh.

]]>
Thị trường kinh doanh ngày càng gay gắt và khó khăn, yêu cầu bạn phải có chiến lược thị trường cụ thể cho doanh nghiệp, đặc biệt với những doanh nghiệp mới phát triển. Trong đó, thị trường ngách là yếu tố đóng vai trò quan trọng và giúp bạn đi đến thành công dễ dàng hơn. Vậy thị trường ngách là gì và cách xây dựng thị trường ngách như thế nào? Hãy cùng Admarket tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

1. Thị trường ngách là gì?

Thị trường ngách (niche market) là phân đoạn nhỏ hay phân khúc nhỏ được phát triển từ quy mô của thị trường lớn được xác định bởi nhu cầu khách hàng thông qua nhu cầu, sở thích hoặc bản sắc riêng biệt của khách hàng để tạo thành một thị trường. Hiểu đơn giản, thị trường ngách là một khoảng rộng thị trường với nhóm khách hàng mục tiêu riêng biệt, tận dụng các khe hở thị trường để kinh doanh.
Thế nên, thị trường ngách giúp các doanh nghiệp tập trung phát triển kinh doanh sản phẩm của mình sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng. Mặc dù thị trường này là một ngách nhỏ trong thị trường lớn nhưng bạn đánh đúng nhu cầu của người dùng thì sẽ làm chuyển đổi tỷ số kinh doanh và mang về nhiều lợi nhuận.
Mỗi lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh đều có một góc nhỏ mà bạn có thể phát triển riêng. Chẳng hạn như trong lĩnh vực kinh doanh các thực phẩm chức năng, một số đơn vị đã chọn thị trường ngách kinh doanh cụ thể cho họ là chuyên về một sản phẩm phẩm nào đó như dưỡng trắng da, dưỡng tóc, bồi bổ sức khỏe,…
Thị trường ngách là gì?

2. Lợi thế và trở ngại trong thị trường ngách

Lợi thế của thị trường ngách

Thị trường ngách đóng vai trò quan trọng trong thị trường kinh doanh, nhất là với những doanh nghiệp hay công ty Startup vì có ít cạnh tranh và cơ hội thành công sẽ cao hơn. Vì thế, thị trường ngách mang đến cho doanh nghiệp lợi thế kinh doanh như sau:
  • Tạo mối quan hệ tốt giữa thương hiệu và khách hàng: Nếu bạn tiếp cận với thị trường ngách thì phạm vi khách hàng sẽ thu hẹp hơn giúp bạn có thời gian phát triển chất lượng sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng. Qua đó, doanh nghiệp và công ty có thể xây dựng mối quan hệ dài lâu.
  • Hạn chế chi phí cho các chương trình marketing: Vì những sản phẩm bạn kinh doanh trong thị trường ngách đã phục vụ đầy đủ mọi nhu cầu của khách hàng nên bạn không phải xây dựng những chương trình khuyến mãi hay quảng cáo.
  • Tăng doanh thu bán hàng: Những sản phẩm, dịch vụ bạn cung cấp trong thị trường ngách đã đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng nên người dùng sẽ lựa chọn nhiều hơn, thậm chí giới thiệu đến bạn bè giúp doanh nghiệp, công ty phát triển doanh số.
  • Giảm khả năng cạnh tranh: Sản phẩm bạn đang kinh doanh trong thị trường ngách là độc nhất hoặc ít doanh nghiệp kinh doanh thì tỷ lệ cạnh tranh sẽ giảm đáng kể.
  • Khẳng định thương hiệu: Thị trường ngách sẽ có số lượng khách hàng ít hơn, nhưng về lâu dài bạn sẽ có một chỗ đứng vững chắc trong lòng khách hàng.
Lợi thế của thị trường ngách

Trở ngại của thị trường ngách

Bên cạnh những lợi thế thì thị trường ngách còn mang đến cho mình một số trở ngại như sau:
  • Dễ rơi vào hố đen thị trường: Thị trường ngách có phân khúc cụ thể nhưng không ổn định bắt buộc doanh nghiệp, công ty phải đứng giữa lựa chọn là thay đổi chiến lược cụ thể hoặc chấp nhận bị quên lãng giữa những thương hiệu thành công. Vì thế, khả năng kinh doanh thất bại có thể xảy ra nên bạn hãy xây dựng chiến lược cụ thể.
  • Chiến đấu với thương hiệu lớn: Không chỉ có những doanh nghiệp nhỏ lựa chọn thị trường ngách kinh doanh mà còn cả những ông lớn. Thế nên, bạn cần nỗ lực hơn để cán cân có thể đạt độ cân bằng và thu hút khách hàng, giữ được khách hàng ở lại với thương hiệu của mình.
  • Khó xác định được lượng khách hàng lâu dài: Những sản phẩm mới, chất lượng và giá cả hợp lý sẽ hấp dẫn khách hàng lựa chọn, nên doanh nghiệp hay công ty sẽ không có lượng khách hàng ổn định. Khi đó, thương hiệu cần đổi mới và đưa ra nhiều chiến lược mới lạ để thu hút khách hàng.
Trở ngại của thị trường ngách

3. Xác định thị trường ngách như thế nào?

Thị trường ngách được xác định bởi những yếu tố như sau:
  • Giá cả: Cao cấp, trung cấp, giảm giá.
  • Nhân khẩu học: Giới tính, độ tuổi, mức thu nhập, trình độ học vấn.
  • Mức độ chất lượng: Cao cấp, thủ công.
  • Tâm lý học: Giá trị, sở thích, thái độ.
  • Địa lý: Cư dân của một quốc gia, thành phố hoặc vùng lân cận nhất định.
Bên cạnh đó, thị trường ngách yêu cầu doanh nghiệp và công ty cần nghiên cứu rõ về sở thích và nhu cầu khách hàng, đối thủ cạnh tranh và những biến động của thị trường. Từ đó xác định cho mình chiến lược kinh doanh cụ thể.
Xác định thị trường ngách như thế nào?

4. Chiến lược xây dựng thị trường ngách khôn ngoan

Sử dụng Google tìm kiếm thị trường ngách

Sử dụng Google tìm kiếm thị trường ngách là cách đơn giản, nhanh chóng và mang đến hiệu quả cao. Thông qua Google bạn có thể tìm thấy những xu hướng, đối tượng hoặc nhu cầu chưa được phục vụ trên thị trường. Đồng thời, bạn có thể sử  dụng công cụ này để so sánh các thị trường ngách tiềm năng khác nhau.
Sử dụng Google tìm kiếm thị trường ngách

Xây dựng bản đồ tư duy cho thị trường ngách

Để khám phá mọi chi tiết của thị trường ngách thì bạn hãy xây dựng bản đồ tư duy cho các ý tưởng kinh doanh tiềm năng. Việc này giúp công việc trực quan, dễ sắp xếp suy nghĩ và mở rộng ý tưởng. Ngoài ra, xây dựng bản đồ tư duy hỗ trợ bạn tìm ra ý tưởng sản phẩm nhanh chóng và vạch ra chiến lược cụ thể, thích hợp.
Xây dựng bản đồ tư duy cho thị trường ngách

Áp dụng đề xuất của Google

Khi bạn tìm kiếm một từ khóa nào đó tìm kiếm trên Google thì công cụ sẽ hiển thị những đề xuất bên dưới trước khi bạn nhập xong truy vấn. Lúc này, bạn có thể áp dụng những cụm từ đề xuất để sử dụng cho thị trường ngách của cho danh mục sản phẩm của mình.

Nghiên cứu từ khóa

Có nhiều công cụ nghiên cứu từ khóa khác nhau nhưng nghiên cứu thị trường ngách thì bạn hãy sử dụng nền tảng quảng cáo của Google, đó là Google Ads. Để sử dụng, bạn hãy tạo tài khoản Google Ads, đăng nhập và chọn công cụ từ menu trên cùng có biểu tượng cờ lê, sau đó chọn công cụ lập kế hoạch từ khóa.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các trang mạng xã hội, blog, đánh giá trên Amazon,… để nghiên cứu từ khóa sâu hơn. Thiết lập Google Alerts cho các từ khóa có liên quan và thường xuyên theo dõi các bài đăng trên mạng xã hội để luôn cập nhật những gì đang thịnh hành.

The post Thị trường ngách là gì? Chiến lược xây dựng thị trường ngách cho Start-up appeared first on Trần Nguyễn Tuấn Anh.

]]>
Loyalty là gì? Tại sao Loyalty lại quan trọng trong các chiến dịch marketing của doanh nghiệp https://trannguyentuananh.com/loyalty-la-gi-tai-sao-loyalty-lai-quan-trong-trong-cac-chien-dich-marketing-cua-doanh-nghiep.html Mon, 13 Jan 2025 01:13:50 +0000 https://nhadatdaknong.net/?p=1771 Bạn muốn gia tăng sự uy tín và khẳng định thương hiệu thì chỉ cần tập trung vào chất lượng sản phẩm và thái độ chuyên nghiệp. Tuy nhiên, như vậy sẽ không mang đến lợi nhuận cao về lâu dài nên bạn hãy mở rộng đối tượng và tăng dữ liệu khách hàng thì […]

The post Loyalty là gì? Tại sao Loyalty lại quan trọng trong các chiến dịch marketing của doanh nghiệp appeared first on Trần Nguyễn Tuấn Anh.

]]>
Bạn muốn gia tăng sự uy tín và khẳng định thương hiệu thì chỉ cần tập trung vào chất lượng sản phẩm và thái độ chuyên nghiệp. Tuy nhiên, như vậy sẽ không mang đến lợi nhuận cao về lâu dài nên bạn hãy mở rộng đối tượng và tăng dữ liệu khách hàng thì phải nhắc tới sự chú trọng đầu tư vào Loyalty. Loyalty giúp doanh nghiệp vừa thu hút khách hàng mới vừa giữ chân khách hàng cũ và tiết kiệm chi phí marketing. Vậy Loyalty là gì? Tại sao Loyalty lại quan trọng trong các chiến dịch marketing của doanh nghiệp. Tất cả sẽ được Admarket bật mí và giải đáp qua bài viết sau giúp khách hàng có thêm góc nhìn và thông tin bổ ích.

1. Loyalty là gì? Customer Loyalty là gì?

Tạm dịch sang tiếng Việt, Loyalty là lòng trung thành. Trong kinh doanh, Customer Loyalty chính là lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu hay chất lượng sản phẩm. Hầu hết, số lượng khách hàng cũ luôn tiêu thụ lượng sản phẩm lớn hơn gấp 10 lần so với khách hàng mới. Để giữ chân khách hàng và lòng trung thành thì dịch vụ khách hàng phải hoàn hảo để gia tăng giá trị thương hiệu miễn phí và không mất quá nhiều thời gian quảng cáo.

Loyalty là gì? Customer Loyalty là gì?

Nếu khách hàng đã chọn được sản phẩm tốt và phù hợp nhu cầu sử dụng sẽ rất khó chuyển qua sử dụng 1 sản phẩm mới khác thay thế. Thế nên, Loyalty lòng trung thành trong kinh doanh luôn được các doanh nghiệp quan tâm. Nếu như trước đây, sản phẩm là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của một mô hình kinh doanh thì trong thời đại này, lòng trung thành của khách hàng chính là thước đo cho sự thành công, mức độ tăng trưởng và giá trị thương hiệu của một doanh nghiệp.

2. Brand Loyalty là gì? Các cấp độ của Brand Loyalty

Brand Loyalty là một dạng hành vi khách hàng nói về sự trung thành thương hiệu. Họ sẽ mua sản phẩm của một thương hiệu trong suốt khoảng thời gian dài dù cho những nhãn hiệu khác trên thị trường có bán sản phẩm đó với mức giá cả phải chăng hoặc mang đến sự tiện lợi.

Brand Loyalty là gì? Các cấp độ của Brand Loyalty

Brand Loyalty được chia thành các mức độ trung thành khác nhau:

  • Nhận diện thương hiệu: Được hình thành bởi nỗ lực marketing rộng rãi của thương hiệu, nhằm mục tiêu trở thành một cái tên quen thuộc và tiếp cận những đối tượng phù hợp.
  • Sự ưa chuộng thương hiệu: Nếu khách hàng yêu thích thương hiệu của bạn thì họ sẽ ưu tiên lựa chọn thương hiệu của của bạn. Tuy nhiên, doanh nghiệp của bạn cần nỗ lực nhiều hơn để tạo sản phẩm phẩm tốt hơn để không thua kém những thương hiệu khác.
  • Sự khẳng định thương hiệu: Đó là mức độ trung thành cao nhất, bạn có thể biến người mua một lần thành người giúp bạn truyền bá thương hiệu.

3. Sự khác nhau giữa Brand Loyalty và Customer Loyalty là gì?

Brand Loyalty được xây dựng dựa vào hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp, hướng tới sự liên kết về mặt cảm xúc của khách hàng đối với thương hiệu, nhiều hơn việc sử dụng các chiến lược về giá để kích thích nhu cầu mua hàng của người tiêu dùng. Customer Loyalty xây dựng dựa vàochất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp đến khách hàng, hướng tới việc sử dụng các chương trình khuyến mãi, đổi điểm thưởng, coupons, giảm giá để gắn kết khách hàng tiếp tục sử dụng sản phẩm, dịch vụ của họ.

Sự khác nhau giữa Brand Loyalty và Customer Loyalty là gì?

Để có được lòng trung thành của khách hàng, thương hiệu của bạn cần phục vụ nhu cầu khách hàng đó và làm thỏa mãn mong đợi của họ. Mặt khác, lòng trung thành với thương hiệu được thúc đẩy bởi sự kết nối của người tiêu dùng với thương hiệu của bạn.

4. Lợi ích của triển khai Loyalty Marketing là gì?

Loyalty Marketing mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong việc kinh doanh như sau:

  • Tạo lợi thế cạnh tranh: Khách hàng thân thiết luôn tạo cho thương hiệu lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ vì khi mua hàng ở các thương hiệu quen thuộc khách hàng sẽ nhận được các chương trình khuyến mãi đặc biệt
  • Tiết kiệm chi phí: Những chi phí giảm giá hay khuyến mãi thường có chi phí thấp hơn so với chi phí mỗi lần chuyển đổi CPA cho khách hàng mới.
  • Tăng sự tín nhiệm: Khách hàng không chỉ yêu thích và sử dụng sản phẩm của bạn mà còn giới thiệu cho bạn bè và người thân giúp tăng sự uy tín và tỷ số bán hàng.
  • Cải thiện trải nghiệm khách hàng: Vì doanh nghiệp sẽ cung cấp các ưu đãi và khuyến mãi đặc biệt, sản phẩm và dịch vụ miễn phí cũng như các đặc quyền khác cho khách hàng thân thiết.
  • Cải thiện chỉ số: Như tỷ lệ tăng trưởng thành viên, tỷ lệ giao dịch của các thành viên, tỷ lệ duy trì, số lượng giao dịch mỗi năm, ROI, giá trị khách hàng
  • Tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng: Theo báo Forbes, những thương hiệu tăng chi tiêu cho việc giữ chân khách hàng trong vòng 1 đến 3 năm thì cơ hội tăng thị phần cao tới 200%.
  • Tăng giá trị trọn đời của khách hàng: Thời gian tồn tại của khách hàng là thước đo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Giá trị lâu dài của khách hàng càng cao thì chiến lược Marketing đang hoạt động rất tốt.

Lợi ích của triển khai Loyalty Marketing là gì?

5. Hướng dẫn xây dựng lòng trung thành thương hiệu

Để xây dựng lòng trung thành thương hiệu, doanh nghiệp có thể thực hiện theo các bước như sau:

  • Bước 1: Lên chiến lược tạo dựng thương hiệu bằng những giá trị mà sản phẩm/dịch vụ của bạn mang tới cho khách hàng.
  • Bước 2: Định vị thương hiệu của bạn bằng cách biết rõ thương hiệu là ai, đại diện cho điều gì, có chỗ đứng nào trên thị trường hiện nay.
  • Bước 3: Xác định tính cách của thương hiệu qua logo, tên gọi, khẩu hiệu
  • Bước 4: Truyền tải Brand Story bằng cách xây dựng những câu chuyện thương hiệu mang ý nghĩa riêng giúp khách hàng nhớ đến thương hiệu của bạn nhanh hơn.
  • Bước 5: Đánh giá lại tên thương hiệu để thể hiện giá trị của sản phẩm, chi phối, điều khiển cảm xúc cũng như hành vi mua hàng của khách hàng.
  • Bước 6: Lên chiến lược giữ chân khách hàng khi bạn đã có được tệp khách hàng trung thành.
  • Bước 7: Xây dựng kiến trúc thương hiệu giúp kết nối của các thương hiệu nhỏ khác nhau của doanh nghiệp.

The post Loyalty là gì? Tại sao Loyalty lại quan trọng trong các chiến dịch marketing của doanh nghiệp appeared first on Trần Nguyễn Tuấn Anh.

]]>
Các chiến lược Marketing Mix cần thiết cho kinh doanh https://trannguyentuananh.com/cac-chien-luoc-marketing-mix-can-thiet-cho-kinh-doanh.html Mon, 13 Jan 2025 08:11:00 +0000 https://nhadatdaknong.net/?p=1768 Doanh nghiệp muốn đạt được thành công trong các kế hoạch tiếp thị, giới thiệu, quảng bá sản phẩm dịch vụ đến khách hàng thì cần xây dựng cho mình một chiến lược quảng cáo chi tiết và hấp dẫn. Trong đó, chiến lược Marketing Mix được nhiều doanh nghiệp áp dụng vào các kế […]

The post Các chiến lược Marketing Mix cần thiết cho kinh doanh appeared first on Trần Nguyễn Tuấn Anh.

]]>
Doanh nghiệp muốn đạt được thành công trong các kế hoạch tiếp thị, giới thiệu, quảng bá sản phẩm dịch vụ đến khách hàng thì cần xây dựng cho mình một chiến lược quảng cáo chi tiết và hấp dẫn. Trong đó, chiến lược Marketing Mix được nhiều doanh nghiệp áp dụng vào các kế hoạch quảng cáo sản phẩm hay thương hiệu. Trong bài viết này, Admarket sẽ giới thiệu chi tiết về chiến lược Marketing Mix cần thiết trong kinh doanh. Bạn hãy cùng chúng tôi tham khảo ngay nhé!

1. Marketing Mix là gì? Chiến lược Marketing Mix là gì?

Marketing Mix hay còn gọi là Marketing hỗn hợp, tập hợp các công cụ tiếp thị và quảng cáo hữu ích nên được nhiều Marketer áp dụng. Chiến lược này bao gồm nhiều lĩnh vực quan trọng ở các kế hoạch quảng cáo toàn diện giúp doanh nghiệp xây dựng và triển khai hiệu quả hoạt động Marketing của mình. Đây là phương thức tiếp thị lấy người tiêu dùng làm trung tâm kết hợp trọng tâm của khách hàng vào cách tiếp cận của họ.

Trong đó, mô hình Marketing Mix cơ bản nhất là Marketing Mix 4P vàMarketing Mix 7P. Tuy nhiên, những mô hình này đã được phát triển và mở rộng hơn để đáp ứng tốt nhu cầu thị trường là chiến lược 7P12P hay kết hợp giữa 4P và 4C. Chiến lược Marketing Mix thường liên quan đến các thành phần hay yếu tố trong các chiến lược tiếp cận khách hàng, quảng bá sản phẩm hay thương hiệu.

Marketing Mix là gì? Chiến lược Marketing Mix là gì?

Nhờ vậy, các marketer có thể tập trung tốt hơn vào những yếu tố thực sự quan trọng của chiến lược này giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng, chuyển đổi tỷ lệ bán hàng và tăng doanh thu. Đồng thời, doanh nghiệp tập trung vào phương thức hỗn hợp trong tiếp thị giúp đưa ra các quyết định chiến lược khi tung ra sản phẩm mới hoặc sửa đổi các sản phẩm hiện có.

2. Lịch sử hình thành Marketing Mix

Vào năm 1949, Marketing Mix được giới thiệu bởi chuyên gia lĩnh vực Marketing của Đại học Harvard là ông Neil Borden trong quyển tạp chí “The concept of Marketing Mix”. Mãi đến năm 1960, chiến lược Marketing Mix được chuyên gia Marketing của Đại học Michigan State là E. Jerome McCarthy đề xuất mô hình Marketing 4P bao gồm (Product, Price, Place, Promotion) là một trong những mô hình phổ biến được nhiều marketer sử dụng.

Năm 1981, hai chuyên gia Marketing là Bernard Booms và Mary Bitner dựa vào mô hình 4P để xây dựng chiến lược Marketing phát triển hơn là mô hình Marketing 7P, được bổ sung thêm 3 yếu tố là (People, Process, Physical Evidence).

 Lịch sử hình thành Marketing Mix

3. Vai trò và ý nghĩa của Marketing Mix

Marketing Mix giữ vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với từng đối tượng như sau:

  • Đối với doanh nghiệp: Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều liên quan mật thiết đến các hoạt động Marketing như lên ý tưởng kinh doanh, quảng bá thương hiệu hay sản phẩm ra thị trường. Khi áp dụng chiến lược Marketing Mix sẽ giúp doanh nghiệp phân chia rõ ràng, cụ thể từng hoạt động về giá cả, sản phẩm, kênh phân phối và cách đẩy mạnh kinh doanh đưa sản phẩm đến gần khách hàng. Đồng thời, chiến lược này giúp doanh nghiệp có vị thế vững chắc trên thị trường và trong lòng khách hàng, từ đó tối ưu doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp.
  • Đối với người tiêu dùng: Doanh nghiệp có thể thu thập ý kiến thực tế, nghiên cứu nhu cầu và mong muốn của khách hàng thông qua Marketing Mix. Nhờ vậy, chiến lược này mang lại lợi ích, sự hài lòng đối với người tiêu dùng và tạo cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.
  • Đối với xã hội: Một số doanh nghiệp lớn khi áp dụng chiến lược Marketing Mix đi kèm lan tỏa các thông điệp như bảo vệ môi trường, quyền bình đẳng giới hay đoàn kết dân tộc giúp xã hội văn minh, phát triển hơn. Đồng thời, Marketing mạnh mẽ còn giúp mang thương hiệu trong nước ra thị trường quốc tế, tạo cơ hội xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài.

Vai trò và ý nghĩa của Marketing Mix

4. Các chiến lược Marketing Mix phổ biến

Chiến lược Marketing Mix 4P

Chiến lược Marketing Mix 4P bao gồm các thành phần cơ bản sau đây:

  • Product (sản phẩm): Có thể là một mặt hàng hoặc dịch vụ được thiết kế, sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng. Doanh nghiệp hãy nghiên cứu khách hàng, người tiêu dùng, thị trường, khách hàng một cách kỹ lưỡng để tạo ra sản phẩm phải độc đáo, khác biệt với sản phẩm của đối thủ trên thị trường.
  • Price (giá cả): Định giá chủ yếu dựa trên chất lượng hoặc giá trị sản phẩm/dịch vụ mang đến cho người dùng. Giá còn bao gồm chi phí nghiên cứu, phát triển, sản xuất, tiếp thị và phân phối. Đồng thời, bạn hãy nghiên cứu mức giá mà khách hàng mục tiêu sẵn sàng trả đối với sản phẩm để đưa ra chiến lược định giá phù hợp nhất.
  • Place (phân phối): Để tiếp cận người dùng hiệu quả thì marketer cần quan tâm đến các kênh phân phối. Doanh nghiệp hãy cần cân nhắc nên đặt sản phẩm tại các cửa hàng trực tuyến hay ngoại tuyến hoặc kết hợp cả hai kênh bán hàng này sao cho thuận tiện trong việc vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến các nhà bán sỉ, nhà bán buôn, nhà bán lẻ trong kênh phân phối.
  • Promotion (xúc tiến thương mại): Bao gồm 5 hình thức cụ thể là quảng cáo, khuyến mãi, quan hệ công chúng, bán hàng cá nhân, marketing trực tiếp. Thông qua hình thức này, doanh nghiệp tập trung đưa hình ảnh sản phẩm và thương hiệu doanh nghiệp đến khách hàng qua các phương tiện truyền thông, các kênh bán hàng.

Chiến lược Marketing Mix 4P

Chiến lược Marketing Mix 7P

Đây là chiến lược bao gồm 4 thành phần cơ bản trên và 3 thành phần sau đây:

  • People (con người): Bao gồm nhân viên, đại diện thương hiệu của công ty, người trực tiếp tiếp xúc và trao đổi làm việc với khách hàng đại chúng. Họ cần được doanh nghiệp đào tạo, huấn luyện kỹ càng, linh hoạt, ứng xử tốt mọi tình huống đồng thời khen thưởng nhân viên để nâng cao chất lượng làm việc.
  • Process (quy trình): Doanh nghiệp hãy xây dựng hệ thống dịch vụ theo một quy trình cụ thể, logic để giúp tình hình kinh doanh được nâng cao và tiết kiệm chi phí.
  • Physical Evidence (cơ sở vật chất): Bao gồm thiết bị, máy móc, nội thất, cách trang trí của khu vực dịch vụ. Tất cả chúng sẽ ảnh hưởng đến sự hài lòng và yêu thích của khách hàng.

The post Các chiến lược Marketing Mix cần thiết cho kinh doanh appeared first on Trần Nguyễn Tuấn Anh.

]]>
Giải mã quy trình Lead Magnets và Landing Pages thu phễu chuyển đổi https://trannguyentuananh.com/giai-ma-quy-trinh-lead-magnets-va-landing-pages-thu-pheu-chuyen-doi.html Mon, 13 Jan 2025 07:53:33 +0000 https://nhadatdaknong.net/?p=1762 Trong một thế giới Marketing kỹ thuật số (Digital Marketing) hiện đại, sự ra đời của nhiều thương hiệu, nhãn hàng khiến một số thị trường “phổ biến” có khả năng rơi vào tình trạng bão hòa. Và… sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nhằm thu hút và giữ chân khách hàng là ngày […]

The post Giải mã quy trình Lead Magnets và Landing Pages thu phễu chuyển đổi appeared first on Trần Nguyễn Tuấn Anh.

]]>
Trong một thế giới Marketing kỹ thuật số (Digital Marketing) hiện đại, sự ra đời của nhiều thương hiệu, nhãn hàng khiến một số thị trường “phổ biến” có khả năng rơi vào tình trạng bão hòa.

Và… sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nhằm thu hút và giữ chân khách hàng là ngày càng khốc liệt. 

Vậy… làm thế nào để một doanh nghiệp có thể đối chọi với hàng nghìn đối thủ ngoài kia? Làm sao để khách hàng tiếp cận và trung thành với thương hiệu của bạn? Đó là những gì FIEX sẽ giải đáp cho bạn ngày hôm nay… với một công cụ hữu ích giúp chuyển đổi khách hàng tiềm năng… Lead Magnet và Landing Page.

Thu phễu chuyển đổi qua Lead Magnet & Landing Page

Đầu tiên, FIEX sẽ cụ thể hóa hơn về… “Giải mã quy trình Lead Magnets và Landing Pages thu phễu chuyển đổi

Vậy bạn có thể hiểu được gì thông qua bài viết này? Để FIEX bật mí cho bạn nhé!

  • Vấn đề lớn nhất với Lead Magnets và Landing pages hiện nay
  • Những điều bạn nhất định phải biết về thị trường của mình TRƯỚC KHI tạo Lead Magnets và Landing pages thu hút khách hàng tiềm năng.
  • Các thành phần cốt lõi của một Lead Magnets và Landing pages thu hút có thể chuyển đổi trên thị trường cạnh tranh ngày nay
  • Ví dụ về các Lead Magnets và Landing pages chuyển đổi cao có thể mô phỏng

Tại sao lại lựa chọn Lead Magnet và Landing Page?

  • Trong thời đại bùng nổ thông tin, thu hút sự chú ý và thu thập dữ liệu khách hàng tiềm năng (lead) là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp.
  • Lead Magnet đóng vai như một nam châm thu hút khách hàng tiềm năng, khơi gợi nhu cầu trong định dạng nội dung miễn phí và mang lại giá trị như sách điện tử, hướng dẫn, báo cáo, PDF, template mẫu…
  • Landing Page là trang web đơn giản được thiết kế để chuyển đổi khách truy cập thành leads bằng cách cung cấp nội dung ấn tượng mạnh mẽ và khơi gợi hành động ngay lập tức từ người truy cập.
Thời đại Marketing 5.0 đang bùng nổ thông tin số

Vậy …

Vấn đề lớn nhất của Lead Magnet và Landing Page hiện nay là gì?

Như đề cập ở trên, việc thu hút sự chú ý và thu thập dữ liệu khách hàng là một thách thức lớn. Vậy, vấn đề đặt ra: Bạn không thể giải quyết các vấn đề marketing năm 2019 (và giai đoạn sau đó) với các giải pháp của năm 2010.

Điều đó liên quan gì đến Lead Magnet và Landing Page?

Giải thích vấn đề…

  • 2010 và trước đó: Bạn có thể sử dụng một Ebook “How-to” đơn giản gồm 50 trang cho Lead Magnets và Landing page chuyển đổi khách hàng tiềm năng và trang đích. Mọi người sẽ đọc nó.
  • 2015: Video, quảng cáo tinh vi, bùng nổ mạng xã hội. Đã qua rồi những ngày bạn có thể đến thư viện, lấy 5 cuốn sách, tập hợp một số thông tin hữu ích, tung lên mạng và tự gọi mình là chuyên gia của chuyên gia. (Trừ khi bằng cách nào đó bạn phát hiện ra một thị trường ngách mới, chưa được khai thác)
  • Từ năm 2019 trở về sau: Ổ cứng của khách hàng tiềm năng tràn ngập các “PDF” tải về chưa đọc và những dữ liệu thông tin ảo.

↪ Khoảng thời gian chú ý siêu ngắn và việc tiếp xúc quá nhiều với thông tin là hai điều cần giải quyết ngay hôm nay.

↪ Nhưng có một điều khác còn quan trọng hơn… có thể khiến bạn mất đi những chuyển đổi quý báu trong Front-end Marketing.

(*Front-end Marketing là tất cả những gì thu hút khách hàng từ những người chưa bao giờ biết đến bạn đến mua hàng lần đầu tiên.)

ĐÓ LÀ QUY LUẬT của Lead Magnet/Landing page: Mức độ ngách hiện tại của thị trường quyết định liệu Lead Magnet/Landing page của bạn có chuyển đổi hay thất bại một cách trầm trọng.

*Dựa theo Market Sophistication Levels – Gene Schwartz (1966), đây là một quy luật mà ai cũng phải biết nếu không muốn thất bại thảm hại.

Đó chính là … sự hoài nghi tăng lên khi bạn tiến qua các giai đoạn:

● Giai đoạn 1: Bạn là người đầu tiên trên thị trường. Chỉ cần đưa ra một tuyên bố sự tồn tại của thương hiệu bạn “Xin chào! Thương hiệu của tôi đây này!”

● Giai đoạn 2: “Cuộc chiến tuyên bố” – “Ai sở hữu vũ khí lớn hơn?” (các tuyên bố tăng lên cho đến khi vượt ra niềm tin của thị trường). Ở giai đoạn này, bạn cần khẳng định và cụ thể hơn những giá trị của thương hiệu bạn so với các đối thủ.

Ví dụ về việc giảm cân: Thay vì nói “Thương hiệu của chúng tôi giúp bạn giảm cân”

-> Hãy nói: “Hãy uống viên thuốc này, chậm nhất trong bảy ngày bạn sẽ giảm cân”. => Cụ thể hơn về khung thời gian. Chỉ nói rằng khách hàng sẽ giảm cân là chưa đủ.

● Giai đoạn 3: Ở giai đoạn này, người tiêu dùng ngày càng hoài nghi hơn. Hãy giới thiệu một cơ chế độc đáo mới (Làm thế nào bạn thực hiện điều đó khác biệt so với tất cả đối thủ khác.)

Thực hiện bằng cách thêm một thông tin mà khách hàng có thể không biết về việc bạn làm và gắn nó lại với lời tuyên bố của bạn ở trên.

Ví dụ. “Hãy uống viên thuốc này để ngăn chặn sự hấp thụ chất béo trong ruột của bạn và bạn sẽ giảm cân trong vòng bảy ngày.”

Bây giờ bạn không chỉ đưa ra lợi ích mà hãy đưa ra điều gì làm cho viên thuốc này trở nên khác biệt với những viên thuốc khác -> “viên thuốc này ngăn chặn sự hấp thụ chất béo trong ruột của bạn”.

 Giai đoạn 4: “Cuộc chiến tuyên bố” với cơ chế mới được chấp nhận này (cho đến khi không còn tin được nữa). Ở giai đoạn này, nó trở nên cạnh tranh hơn. Có rất nhiều sự lựa chọn ngoài kia với những người làm những việc tương tự như bạn. Vì vậy, bây giờ bạn không chỉ phải hứa hẹn nhiều lợi ích hơn đối thủ cạnh tranh mà còn cần một cơ chế khác.

● Giai đoạn 5: Thị trường không còn áp dụng các cơ chế hiện tại. Sự hoài nghi tăng lên tối đa. Cần có các chiến lược hoàn toàn mới.

Trở thành duy nhất và độc nhất trên thị trường. Đây là giai đoạn bạn bán cách thương hiệu của bạn phục vụ chỉ những loại người cụ thể và bạn khuyến khích họ mua sản phẩm độc quyền.

Bạn có nhớ khi Steve Jobs giới thiệu chiếc iPhone đầu tiên không? “Đó là iPod, điện thoại và có Internet.” Mọi người đều hoảng sợ. Họ không nhận ra rằng bạn có thể có tất cả những thứ đó trong một thiết bị.

Đó là biểu tượng. Sản phẩm này hoàn toàn khác biệt và đã làm nên lịch sử. Sự độc quyền khiến mọi người tự hỏi chúng dành cho ai.

Biểu đồ kết hợp Hoạt động Marketing – Cấp độ thị trường

Tại sao FIEX lại đề cập giai đoạn trên với bạn?

Ý nghĩa của các giai đoạn trên thị trường

● PHẦN LỚN các thị trường đang ở giai đoạn 3 và 4 (một số thị trường bão hòa cao thậm chí gần đạt đến giai đoạn 5.)

● Nếu bạn đang ở trong một lĩnh vực cạnh tranh như tư vấn/thảo luận về Digital Marketing hoặc tư vấn doanh nghiệp B2B, thể dục, sức khỏe … – Bạn đang đối diện với sự phức tạp ở giai đoạn 4.

● Hãy mong đợi sự hoài nghi cao và sự cạnh tranh khốc liệt.

Và…

● Khách hàng tiềm năng của bạn đã thấy rất nhiều quảng cáo và các tuyên bố (bao gồm từ đối thủ của bạn)… và có khả năng so sánh sản phẩm/dịch vụ của bạn với các thương hiệu và giải pháp khác mà họ đã thử trước đây (hoặc đang xem xét ngay bây giờ).

THỰC TẾ LÀ…

● Các lý thuyết cơ bản vẫn áp dụng ở bất kỳ giai đoạn phức tạp nào.

● Nỗi đau của thị trường vẫn đó. Mong muốn vẫn tồn tại.

● Khách hàng MUỐN một giải pháp. Khách hàng đang mong đợi để một cái gì đó MỚI xuất hiện và cuối cùng CHẠM & CHỮA lành họ khỏi nỗi đau hoặc mang đến cho họ những mong muốn cuối cùng…

Vậy sử dụng Lead Magnets và Landing pages như thế nào trong bối cảnh này để có thể chuyển đổi các người dùng “khó chiều” thành khách hàng và người mua hàng?

● Khách hàng của bạn muốn biết làm thế nào bạn sẽ giải quyết vấn đề – (giai đoạn 3 và 4 ở trên). Hãy nhớ, họ đang so sánh các giải pháp giữa bạn và các đối thủ.

● Họ muốn thấy quy trình của bạn ở mức độ tốt như nào để họ so sánh với những gì đã có.

● Họ muốn sự tiện lợi và tinh gọn hơn bao giờ hết.

● Lead Magnets và Landing pages của bạn phải thật thu hút, truyền cảm hứng hy vọng rằng cuối cùng họ có thể nhận được những gì họ THỰC SỰ cần và muốn.

● Và quan trọng hơn nữa…

Họ cần một câu trả lời cho câu hỏi: “Làm thế nào SẢN PHẨM/ DỊCH VỤ của bạn có thể mang lại cho tôi những gì tôi muốn nhanh hơn, nhanh chóng hơn, đơn giản hơn và dễ dàng hơn so với những gì tôi đã thấy trước đó?”

Và… khách hàng tiềm năng của bạn muốn biết kết quả thực sự về…

● “Làm thế nào tôi đã đạt được [Lợi ích lớn/chữa lành nỗi đau X]”…

● “Làm thế nào X đã [Điều mà họ thực sự muốn…]

● Gợi ý rằng đã làm và đã được chứng minh là có hiệu quả.

Nào… NGAY BÂY GIỜ HÃY BẮT ĐẦU với những chi tiết cụ thể và thực tế và sau đó là một số ví dụ… Nếu bạn muốn khám phá thêm các case study tạo ra Lead Magnet và Landing Page tăng 120% chuyển đổi, chỉ cần dành 3 giây nhập thông tin của bạn vào biểu mẫu bên dưới và bạn sẽ nhận được tài liệu ngay lập tức.

The post Giải mã quy trình Lead Magnets và Landing Pages thu phễu chuyển đổi appeared first on Trần Nguyễn Tuấn Anh.

]]>
Bật mí 6 cách thể hiện giá trị doanh nghiệp cho khách hàng lý tưởng https://trannguyentuananh.com/bat-mi-6-cach-the-hien-gia-tri-doanh-nghiep-cho-khach-hang-ly-tuong.html Mon, 13 Jan 2025 00:51:16 +0000 https://nhadatdaknong.net/?p=1758 Có thể nói, thu hút được sự chú ý là một “nghệ thuật”. Có hai sự thật mà top các nhà sáng lập ra các doanh nghiệp nổi tiếng trên thế giới đã từng chia sẻ: Nếu bạn không thể thu hút người khác chú ý đến doanh nghiệp bạn thì doanh nghiệp bạn sẽ […]

The post Bật mí 6 cách thể hiện giá trị doanh nghiệp cho khách hàng lý tưởng appeared first on Trần Nguyễn Tuấn Anh.

]]>
Có thể nói, thu hút được sự chú ý là một “nghệ thuật”. Có hai sự thật mà top các nhà sáng lập ra các doanh nghiệp nổi tiếng trên thế giới đã từng chia sẻ:

  1. Nếu bạn không thể thu hút người khác chú ý đến doanh nghiệp bạn thì doanh nghiệp bạn sẽ bị “phá sản”.
  2. Nếu bạn không thể thu hút được người khác và biến họ trở thành khách hàng của mình thì doanh nghiệp bạn sẽ “phá sản”.

Nếu đọc lướt qua, chắc hẳn nghe hai điều trên khá giống nhau. Có phải bạn cũng đang nghĩ như vậy? Đọc kỹ một lần nữa cùng FIEX nào!

Với điều 01, bạn chỉ đơn thuần thu hút người khác chú ý đến doanh nghiệp mình, và mọi thứ chỉ dừng lại ở đó. Tuy nhiên, ở điều 02, bạn không chỉ thu hút người khác biết đến doanh nghiệp của mình mà còn phải biến họ trở thành một “khách hàng trung thành”, mua sản phẩm/dịch vụ của chính doanh nghiệp bạn. Giờ thì bạn nhận thấy sự khác biệt rồi đúng không?

Và thực tế, có rất nhiều người đã tìm ra cách để làm tốt điều 01. Bởi hành động “thu hút, gây ấn tượng” có lẽ dễ dàng hơn rất nhiều trong thời đại Internet – chuyển đổi số như hiện nay.

Vậy còn điều 02 thì sao? Đó lại là một câu chuyện hoàn toàn khác.

Vì khách hàng bây giờ đã “thông minh” hơn rất nhiều. Họ nhận biết đâu là dạng nội dung quảng cáo gây chú ý để khai thác họ và họ sẵn sàng rời đi ngay khi vừa nhìn thấy.

Một nghiên cứu cho thấy rằng, hằng ngày mỗi người có thể bị “ném dồn dập” cho trung bình 10,000 quảng cáo/ngày, nhưng trong số đó chỉ có khoảng 25% là thực sự có ý nghĩa với họ. Do đó, để thích ứng não bộ con người đang trở nên tinh tế hơn trong việc chọn lọc thông tin và loại bỏ những thông điệp không phù hợp.

Vậy thì làm thế nào để thu hút sự chú ý của đối tượng khách hàng mục tiêu bằng những thông điệp và cách dùng các thông điệp đó để duy trì sự quan tâm của họ với doanh nghiệp bạn?

Câu trả lời đó là “Cách thể hiện” – Demonstration.

Xác định “Khách hàng lý tưởng” của thương hiệu

Trước khi, đi sâu phân tích về “Cách thể hiện” hay “Tài sản thương hiệu – Brand Assets” mà bạn có thể tận dụng để thu hút sự chú ý và biến họ trở thành một khách hàng của doanh nghiệp thì hãy cùng FIEX xác định rõ “khách hàng lý tưởng” mà doanh nghiệp bạn đang muốn hướng đến trước đã nhé!

Hãy xác định đối tượng khách hàng mà thương hiệu muốn hướng đến

Khách hàng lý tưởng là những người:

  • Họ cần sản phẩm/dịch vụ/giải pháp của bạn.
  • Họ hiểu họ cần sản phẩm/dịch vụ/giải pháp của bạn: Họ nhận thức được mình đang gặp phải vấn đề gì và giải pháp của bạn có thể đáp ứng được nhu cầu đó.
  • Họ sẵn sàng chi trả: Họ đủ tiềm lực tài chính và sẵn sàng chi trả để sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của bạn

Những người thỏa 3 tiêu chí trên sẽ được liệt kê trong danh sách ICP (Idea Client Profiles – Tệp khách hàng lý tưởng).

Phân loại tệp khách hàng lý tưởng (ICP)

Phân loại tệp khách hàng (ICP – Idea Customer Profile)

Bạn có thể phân loại thành 3 nhóm ICP cụ thể như sau:

  • ICP 1 – Nhóm khách hàng tốt nhất của thương hiệu: Đây là nhóm khách hàng mà bạn sẽ mong muốn tiếp cận nhất. Họ là những người yêu thích thương hiệu, thích được sử dụng sản phẩm/dịch vụ/giải pháp của doanh nghiệp bạn mà không ngần ngại chi trả. Thương hiệu của bạn luôn là lựa chọn ưu tiên trong tâm trí họ.
  • ICP 2 – Nhóm khách hàng trọng yếu (mang lại doanh thu ổn định cho doanh nghiệp): Thường là nhóm người sử dụng sản phẩm/dịch vụ/giải pháp của thương hiệu nhưng vẫn có những rào cản về nhiều mặt như tài chính, tâm lý, nhận thức… và họ thường cần nhiều sự quan tâm, thu hút hơn từ thương hiệu so với khách hàng ICP 1.
  • ICP 3 – Khách hàng ít tiềm năng hơn: Là nhóm người chưa biết nhiều về thương hiệu. Để chinh phục nhóm khách hàng này, doanh nghiệp phải mất nhiều thời gian và nhân lực hơn để tạo ra chú ý trong tâm trí họ về thương hiệu.

Với mỗi doanh nghiệp sẽ có tiêu chuẩn để phân loại cụ thể nhóm khách hàng lý tưởng của mình. Xác định Khách hàng lý tưởng, là chìa khóa thành công cho doanh nghiệp của bạn.

Do vậy, đã đến lúc bạn phải “chậm lại”, dành thời gian để phác thảo chân dung khách hàng lý tưởng (ICP) theo từng nhóm 1, 2, 3 cho doanh nghiệp của mình. Bởi việc này sẽ có ảnh hưởng lớn đến cả quá trình bán hàng lẫn chiến lược marketing “thu hút” của bạn sau này đấy!

Và nếu bạn có quá nhiều khách hàng “ICP 3” thì làm thế nào?

Nếu đại đa số khách hàng của bạn là những người thuộc nhóm ICP 3, và bạn phải mất nhiều công sức và thời gian hơn trong việc chinh phục và thu hút sự chú ý của họ, thì bạn cần nhìn lại, có cái nhìn tổng quan và rộng hơn về thông điệp và chiến lược marketing bạn đang truyền tải.

Để từ đó, bạn hiểu được lý do tại sao doanh nghiệp bạn lại thu hút nhóm đối tượng khách hàng chất lượng thấp nhất trong 3 nhóm trên. Còn cụ thể, cách làm như thế nào, FIEX sẽ chia sẻ cho bạn trong bài viết khác nhé!

6 Cách thể hiện giá trị doanh nghiệp thu hút khách hàng lý tưởng, tăng tỷ lệ chuyển đổi

Trên đây, FIEX đã chia sẻ cách phân loại tệp khách hàng lý tưởng (ICP) và xác định được tệp khách hàng phù hợp nhất với offer của doanh nghiệp bạn, vậy làm sao để thu hút được các tệp khách hàng lý tưởng (ICP) này? Đã đến lúc nói về “Cách thể hiện” – Demonstration để thu hút, tạo ra sự chuyển đổi rồi!

FIEX sẽ gợi ý nhanh 6 cách thể hiện giá trị của doanh nghiệp bạn cho thị trường mà bạn đang nhắm đến.

1. Ưu đãi trực tiếp (Direct Offers)

Đây có lẽ là cách thể hiện quen thuộc nhất mà hầu hết các doanh nghiệp đều triển khai. Doanh nghiệp đưa ra những offer – ưu đãi trực tiếp như giảm giá, chính sách bán hàng hấp dẫn, … để thu hút và điều hướng khách hàng về việc chốt đơn ngay lập tức.

Có phải bạn cũng thường gặp tình trạng này, khi bạn đang cần tư vấn, đặc biệt đang tìm kiếm một sản phẩm/dịch vụ nào đó thì trước mắt bạn hiển nhiên xuất hiện hàng loạt quảng cáo về chúng, đúng không?Đó có thể là dạng tài sản – các video marketing (VSL) hoặc webinar chứa các direct offer để khách hàng chốt đơn ngay lập tức.

Ưu điểm của ưu đãi trực tiếp là giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian trong chu trình bán hàng. Nghiên cứu cho thấy khoảng 3-5% thị trường luôn sẵn sàng mua hàng bất cứ lúc nào, chỉ cần có cơ hội. Một video hay một buổi livestream chỉ cần có “offer” tốt thì tăng hiệu quả bán hàng 3 đến 4 lần trong một thời gian ngắn.

2. Cộng đồng (Communities)

Tận dụng cộng đồng để thu hút khách hàng

Có nhiều cộng đồng để tiếp cận đến đối tượng khách hàng khác nhau. Có thể kể đến như: Facebook Group, Zalo group, Telegram, Slack, danh sách email, … Về cơ bản, bất cứ nơi nào bạn có thể giao tiếp trực tiếp với một nhóm người, đó chính là một cộng đồng.

Các nhà tiếp thị (marketer) có thể tận dụng lợi thế của cộng đồng một cách hiệu quả. Doanh nghiệp sẽ thường xuyên đăng bài, tổ chức các chương trình khuyến mãi và tặng quà đặc biệt, thảo luận một số vấn đề nổi bật … cung cấp các giá trị để thu hút các nhóm khách hàng lý tưởng.

Lợi ích của điều này là các thành viên trong cộng đồng không chỉ đọc nội dung bạn chia sẻ mà họ còn tương tác qua lại với các nội dung khác trong cộng đồng. Từ đó, bạn có thể phân tích, sàng lọc nhóm khách hàng phù hợp cho offer của doanh nghiệp mình.

3. Sự kiện (Events)

Thương hiệu nên “có mặt” kịp lúc ở những nơi khách hàng cần được phục vụ, kể cả online hay offline. Sự kiện là một cơ hội đặc biệt để tạo ấn tượng bằng việc truyền tải giá trị ý nghĩa đến những người đã chủ động dành thời gian tham gia.

Nếu lợi ích chính của cộng đồng là hiệu ứng xã hội – mọi người được xem cách những người khác trong nhóm phản ứng và tương tác với các nội dung nhất định – thì sự kiện chính là phiên bản “nâng cấp” của điều đó.

Tại sự kiện, bạn dễ dàng thực hiện những chiến lược bán hàng vô cùng hiệu quả. Vì những người đến đây, đa phần họ đã có nhu cầu, họ biết bạn là ai, và có thể họ là người yêu thích thương hiệu của bạn. Việc của bạn chỉ cần đóng gói sản phẩm và bán thôi.

4. Sản phẩm (Products)

Sản phẩm được thiết kế với nhiều dạng khác nhau và vô cùng phong phú. Có thể nói, sự kiện cũng là một dạng sản phẩm nếu nó là một sự kiện có trả phí. Tuy nhiên, đối với lĩnh vực đào tạo, thông thường một sản phẩm được nhắc đến dưới dạng một khóa học, học video trực tuyến và tải tài liệu PDF, … tính phí.

Cho nên, bạn hãy thiết kế sản phẩm của bạn dưới nhiều dạng khác nhau để tạo ra những trải nghiệm mới lạ hơn cho người dùng. Đây là sẽ là điều thu hút và tạo ra sự chuyển đổi tốt hơn.

5. Sách (book)

Sách thực chất là một loại sản phẩm. Tuy nhiên, FIEX phân loại Sách là một loại “Cách thể hiện” riêng vì hai lý do:

  • Chúng có thể được phân phối rộng rãi (và thông qua đa kênh) hơn là một khóa học online hay buổi training.
  • Chúng có khả năng tạo ra cảm giác đáng tin cậy theo một cách hoàn toàn khác, bằng chữ viết. Khi mọi người dành thời gian để đọc một cuốn sách 100-200 trang, họ cảm thấy như thể họ đã dành thời gian thực sự để nói chuyện với tác giả, được trải nghiệm nhiều hơn việc xem các video training hay tài liệu PDF.

6. Nội dung (content)

Nội dung là yếu tố then chốt thu hút và chinh phục khách hàng

Làm marketing thì nội dung luôn là yếu tố then chốt để thương hiệu thu hút và chinh phục khách hàng. Đây cũng là thử thách lớn nhất đối với nhiều doanh nghiệp bởi vì sản xuất nội dung có thể chuyển đổi thành công đòi hỏi phải có tính nhất quán trong một khoảng thời gian dài.

Ai cũng mong muốn xây dựng một doanh nghiệp triệu đô và sẵn sàng “bất chấp tất cả” để đạt được điều đó. Nhưng thực tế, họ lại không sẵn sàng cam kết đăng tải một bài blog mỗi tuần, đóng góp giá trị mỗi ngày trong cộng đồng, ghi âm và phát podcast, hay xuất hiện trước ống kính hàng tháng để tạo video mới cho kênh Youtube, …

Nội dung “chất lượng” đòi hỏi thời gian, năng lượng và sự nỗ lực/cống hiến. Tuy nhiên, một khi bạn cam kết và thực sự kiên trì, nội dung sẽ tạo ra sức mạnh thương hiệu vững chắc cho toàn bộ doanh nghiệp của bạn. Từ đó, thương hiệu luôn nằm trong tâm trí của khách hàng.

Vậy, bạn nên bắt đầu từ đâu?

FIEX khuyên bạn nên bắt đầu với “nội dung”. Mặc dù mất nhiều thời gian nhất để khởi động, nhưng một khi đã hoạt động hiệu quả, nội dung sẽ trở thành nền tảng vững chắc cho bạn.

Sau đó, hãy bắt đầu phác họa mô hình bánh đà (flywheel) của bạn. Nội dung nào đang thu thu hút trong số các nội dung bạn tạo ra có thể trở thành nền tảng cho một sản phẩm mới? Sản phẩm đó có thể chứa các liên kết đến ưu đãi trực tiếp không? Nó có thể điều hướng đến một cộng đồng không?

Bắt đầu bằng cách kết hợp sáng tạo các bí quyết tạo sự thu hút để chuyển đổi hiệu quả. Từ tạo ra “mạng lưới” nội dung khiến khách hàng mục tiêu khó có thể bỏ qua.

The post Bật mí 6 cách thể hiện giá trị doanh nghiệp cho khách hàng lý tưởng appeared first on Trần Nguyễn Tuấn Anh.

]]>
7 kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp – Những nấc thang trở thành Sale master https://trannguyentuananh.com/7-ky-nang-ban-hang-chuyen-nghiep-nhung-nac-thang-tro-thanh-sale-master.html Sun, 12 Jan 2025 14:15:40 +0000 https://nhadatdaknong.net/?p=1844 Muốn trở thành một Sale master, bên cạnh năng lực chuyên môn các salesman cần trau dồi thêm các kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp. Kỹ năng bán hàng không phải được có bẩm sinh ở mọi seller. Những kỹ năng mềm này bao gồm nhiều yếu tố như: Giao tiếp, Đàm phán; Thuyết phục, Lắng nghe,… có được […]

The post 7 kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp – Những nấc thang trở thành Sale master appeared first on Trần Nguyễn Tuấn Anh.

]]>
Muốn trở thành một Sale master, bên cạnh năng lực chuyên môn các salesman cần trau dồi thêm các kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp. Kỹ năng bán hàng không phải được có bẩm sinh ở mọi seller. Những kỹ năng mềm này bao gồm nhiều yếu tố như: Giao tiếp, Đàm phán; Thuyết phục, Lắng nghe,… có được do sự trau dồi qua kinh nghiệm làm việc.

7 kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp cần có để trở thành Sale master

1. Hiểu rõ về sản phẩm/dịch vụ

Kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp đầu tiên để trở thành sale master chính là hiểu rõ về sản phẩm/dịch vụ trước khi giới thiệu đến khách hàng của mình. Một đại diện bán hàng thành công nên biết càng nhiều càng tốt về sản phẩm hoặc dịch vụ mà mình đem đến cho khách hàng. Cách thức sản phẩm hoạt động, giá trị thương mại mà sản phẩm mang lại và lý do tại sao sản phẩm thu hút khách hàng mục tiêu. Sự hiểu biết này đến từ việc nghiên cứu sâu rộng về sản phẩm thông qua các tài liệu tiếp thị sản phẩm, các khóa đào tạo và các đại diện và chuyên gia sản phẩm khác.

Sự hiểu biết về sản phẩm cho phép các đại diện bán hàng nội bộ (ISR) phát triển các phương thức truyền thông bán hàng hiệu quả và nêu bật các tính năng phù hợp của sản phẩm. Nó chuẩn bị cho các đại diện cho mọi câu hỏi, phản đối hoặc bình luận suy đoán do khách hàng tiềm năng đưa ra. Mức độ kiến ​​thức và chuyên môn này giúp phân biệt 1% đại diện hàng đầu với các đại diện khác.

Các kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp để trở thành sale master

Các kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp để trở thành sale master

2. Chiến lược tìm kiếm khách hàng tiềm năng

Một kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp khác chính là xác định được đối tượng khách hàng tiềm năng trong chiến lược bán hàng. Một đại diện bán hàng có thể hiểu về sản phẩm như lòng bàn tay nhưng nếu không có chiến lược bán hàng thì đều không có ý nghĩa.

Chiến lược tìm kiếm khách hàng tiềm năng bắt đầu bằng việc tìm kiếm các mối quan hệ hiện có và giới thiệu tới những khách hàng tiềm năng mới phù hợp với hồ sơ khách hàng lý tưởng. Từ đó, đại diện bán hàng có thể tìm kiếm các cơ hội để xem liệu có bất kỳ cơ hội nào có thể phục hồi hay không. Đại diện bán hàng có thể yêu cầu các đề xuất từ ​​khách hàng hiện tại hoặc thậm chí tìm kiếm các lựa chọn từ danh mục đầu tư của của họ.

3. Hiểu được vai trò và tầm ảnh hưởng của khách hàng tiềm năng

Một đại diện bán hàng nội bộ sẽ gặp bất lợi khi gặp gỡ trực tiếp khách hàng tiềm năng. Trong khi đó, một số đại diện bán hàng lại dành quá nhiều thời gian để xây dựng mối quan hệ với những người có ít tiềm năng mua hàng.

Khi bắt đầu mối quan hệ với khách hàng, người đại diện nên đánh giá các vai trò và đảm bảo rằng họ đang liên hệ với người trực tiếp ra quyết định mua hàng hay sử dụng dịch vụ.

4. Kỹ năng quản lý thời gian

Quản lý thời gian là kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp mà các salesman cần có. Phạm vi kiểm soát của nhà quản lý ngày càng rộng và khách hàng tiềm năng có thể cảm thấy bị làm phiền bởi các cuộc điện thoại.

Chìa khóa cho các đại diện là đảm bảo rằng bạn sử dụng thời gian của mình một cách khôn ngoan. Nghiên cứu cho thấy gần 2/3 (64.8%) thời gian của đại diện bán hàng dành cho các hoạt động không tạo ra doanh thu và chỉ 35.2% thời gian của họ dành cho các chức năng liên quan đến bán hàng.

Các đại diện bán hàng thành công đang tìm cách nâng cao hiệu quả làm việc của mình. Sử dụng các công cụ nắm bắt hoạt động như MobiworkDMS, có thể theo dõi các chỉ số hoạt động chính. Chẳng hạn như thời gian liên khách hàng đầu tiên, liên hệ cuối cùng, liên hệ đến gần đây nhất, cuộc họp gần đây nhất, cuộc họp tiếp theo, v.v. Ngoài ra, dự báo bán hàng giúp loại bỏ thời gian thừa thãi dành cho việc xây dựng báo cáo, mang lại nhiều thời gian hơn cho salesman thiết lập quan hệ với khách hàng.

Quản lý thời gian là kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp mà các salesman cần có

Quản lý thời gian là kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp mà các salesman cần có

5. Khả năng lắng nghe

Một trong những kỹ năng bán hàng đỉnh cao mà Sale master rèn luyện đố là khả năng lắng nghe. Mọi đại diện bán hàng đều được đào tạo khả năng nói thuyết phục khách hàng tiềm năng, nhưng rất ít người được đào tạo kỹ năng và tầm quan trọng của việc lắng nghe. Trung bình các salesman dành 65-75% thời gian cho mỗi cuộc gọi bán hàng. Đại diện bán hàng càng dành nhiều thời gian để lắng nghe, anh ta càng có thể hiểu rõ hơn những vấn đề, nhu cầu cụ thể và tình hình hiện tại của khách hàng tiềm năng.

Lắng nghe là kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp mà mọi salesman cần trau dồi. Việc tích cực lắng nghe khách hàng không chỉ giúp đại diện bán hàng xây dựng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng mà còn cải thiện hiệu quả chu kỳ bán hàng của họ và cải thiện khả năng hiển thị của toàn bộ kênh.

6. Kỹ năng giao tiếp

Trong quy trình đào tạo kỹ năng bán hàng cho nhân viên không thể thiếu kỹ năng giao tiếp. Đây là kỹ năng vô cùng quan trọng đối với nhân viên kinh doanh. Nó không chỉ là giao tiếp với khách hàng tiềm năng mà còn liên quan đến giao tiếp với các giám đốc bán hàng để họ có thể hỗ trợ và tham gia.

Các đại diện bán hàng thường nghĩ rằng họ có thể xử lý giao dịch một mình. Tuy nhiên theo nghiên cứu các đại diện bán hàng thường mất đến 28 ngày để để diễn ra một giao dịch kém hiệu quả. Các chuyên gia đều khẳng định về lâu dài, các đại diện bán hàng cần gạt bỏ cái tôi và định kiến ​​sang một bên để duy trì sự giao tiếp rõ ràng với cấp trên của họ để đạt hiệu quả công việc tốt hơn.

Quy trình đào tạo kỹ năng bán hàng cho nhân viên không thể thiếu kỹ năng giao tiếp

Quy trình đào tạo kỹ năng bán hàng cho nhân viên không thể thiếu kỹ năng giao tiếp

7. Khả năng xử lý phản hồi

Xử lý phản hồi là kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp không thể thiếu của các seller chuyên nghiệp. Một đại diện bán hàng giỏi sẽ chủ động ngăn chặn sự phản hồi tiêu cực từ khách hàng trước khi điều đó xảy ra. Bằng cách đào tạo kỹ năng bán hàng tư duy chiến lược, các salesman có thể giảm thiểu các phản hồi tiêu cực ngay cả trước khi chúng phát sinh.

Nếu dữ liệu phản đối được lọc theo các chỉ số như ngành hoặc vai trò, sẽ hiệu quả hơn. Vì vậy các đại diện có thể thực hiện một cách tiếp cận sắc thái hơn. Để ngăn chặn phản đối từ khách hàng, các đại diện bán hàng nên chủ động chỉ chia sẻ một phần nhỏ các hoạt động thường có trong CRM. Thông thường, trong CRM, nó chỉ đại diện cho hoạt động của người bán, không phải phản ứng của khách hàng tiềm năng, cũng như sự tham gia của các vai trò khác, chẳng hạn như các nhà điều hành.

Trên đây là 7 kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp giúp các salesman trở thành sale master thực thụ trong tương lai. Các kỹ năng mềm này được trau dồi trong quá trình làm việc thực tế cũng như qua học hỏi từ chính đồng nghiệp, cấp trên.

The post 7 kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp – Những nấc thang trở thành Sale master appeared first on Trần Nguyễn Tuấn Anh.

]]>
Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng lập công ty người máy https://trannguyentuananh.com/chu-tich-vingroup-pham-nhat-vuong-lap-cong-ty-nguoi-may.html Sun, 12 Jan 2025 14:04:49 +0000 https://nhadatdaknong.net/?p=1800 Vingroup dự kiến thành lập và sở hữu 51% Công ty VinMotion – doanh nghiệp chuyên nghiên cứu phát triển và ứng dụng người máy đa năng. Hội đồng quản trị Tập đoàn Vingroup (VIC) vừa thông qua việc tham gia góp vốn thành lập Công ty cổ phần Nghiên cứu phát triển và ứng dụng Người […]

The post Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng lập công ty người máy appeared first on Trần Nguyễn Tuấn Anh.

]]>
Vingroup dự kiến thành lập và sở hữu 51% Công ty VinMotion – doanh nghiệp chuyên nghiên cứu phát triển và ứng dụng người máy đa năng.

Hội đồng quản trị Tập đoàn Vingroup (VIC) vừa thông qua việc tham gia góp vốn thành lập Công ty cổ phần Nghiên cứu phát triển và ứng dụng Người máy đa năng VinMotion. Vốn điều lệ là 1.000 tỷ đồng, trong đó Vingroup góp 51%.

Từ đầu năm 2024 đến nay, Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng liên tục thành lập các doanh nghiệp mới trong hệ sinh thái công nghiệp – công nghệ cao. Tháng 3/2024, ông lập công ty phát triển trạm sạc V-GREEN, mục đích hỗ trợ VinFast tiến ra thị trường toàn cầu. Sau đó, Chủ tịch Vingroup tiếp tục lập công ty mua bán, cho thuê ôtô điện và công ty dạy lái ôtô điện.

Gần nhất hồi cuối tháng 11, hai con trai ông Vượng là Phạm Nhật Quân Anh và Phạm Nhật Minh Hoàng góp vốn lập công ty phát triển robot VinRobotics. Động thái này góp phần hoàn thiện hệ sinh thái công nghiệp – công nghệ cao, một trong ba trụ cột chính của tập đoàn. CEO VinRobotics Ngô Quốc Hưng cho rằng, trong kỷ nguyên công nghệ, các sản phẩm, giải pháp có hàm lượng chất xám cao sẽ đóng góp cho phát triển kinh tế, xã hội.

Ở mảng công nghệ, Vingroup đã xây dựng được hệ sinh thái dày đặc. Nổi bật nhất là VinAI – doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm ứng dụng vào ôtô điện VinFast và các dự án nhà ở Vinhomes. Trước đó, danh mục của tỷ phú Phạm Nhật Vượng còn có VinBrain cũng hoạt động trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Công ty này vừa được Nvidia mua lại 100% và đã cử Giám đốc phụ trách thuế Mark Steven Hoose làm Chủ tịch kiêm người đại diện pháp luật

Thời gian tới, Vingroup cho biết sẽ chủ động chuẩn bị các nguồn lực, quản trị tối ưu dòng tiền, tận dụng các cơ hội huy động vốn từ thị trường trong nước và quốc tế khi điều kiện cho phép để có thể phát triển bền vững.

The post Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng lập công ty người máy appeared first on Trần Nguyễn Tuấn Anh.

]]>