Trần Nguyễn Tuấn Anh https://trannguyentuananh.com/ Tue, 14 Jan 2025 13:57:20 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.7.2 Top 9+ Xu hướng Marketing sẽ thống trị mạnh mẽ năm 2025 https://trannguyentuananh.com/top-9-xu-huong-marketing-se-thong-tri-manh-me-nam-2025.html Tue, 14 Jan 2025 13:54:41 +0000 https://nhadatdaknong.net/?p=1875 Thế giới Marketing luôn thay đổi với tốc độ nhanh chóng và năm 2025 hứa hẹn sẽ mang đến những bước đột phá lớn. Những xu hướng mới, sự phát triển công nghệ và thay đổi trong hành vi tiêu dùng sẽ tạo ra các cơ hội và thách thức mới cho các doanh nghiệp. Việc nắm […]

The post Top 9+ Xu hướng Marketing sẽ thống trị mạnh mẽ năm 2025 appeared first on Trần Nguyễn Tuấn Anh.

]]>
Thế giới Marketing luôn thay đổi với tốc độ nhanh chóng và năm 2025 hứa hẹn sẽ mang đến những bước đột phá lớn. Những xu hướng mới, sự phát triển công nghệ và thay đổi trong hành vi tiêu dùng sẽ tạo ra các cơ hội và thách thức mới cho các doanh nghiệp. Việc nắm bắt và áp dụng đúng các xu hướng Marketing là yếu tố then chốt để doanh nghiệp không chỉ thích ứng mà còn phát triển mạnh mẽ.

1. Trí tuệ nhân tạo và máy học

Trí tuệ nhân tạo (AI – Artificial Intelligence) và máy học (Machine Learning) đang trở thành những công cụ quan trọng trong việc định hình chiến lược Marketing của các doanh nghiệp. Khả năng phân tích dữ liệu khổng lồ và dự đoán hành vi người tiêu dùng ở mọi giai đoạn của hành trình khách hàng đã giúp AI nâng cao hiệu quả các chiến dịch Marketing.

Chỉ riêng ChatGPT đã đạt ngày 1 triệu người dùng trong 5 ngày năm 2022 và thu hút hơn 100 triệu người dùng hàng tháng tính đến đầu năm 2023. Quy mô thị trường trí tuệ nhân tạo dự kiến sẽ đạt 184 tỷ USD vào năm 2024, tiếp tục tăng trưởng 28,46% hằng năm và đạt 826,70 tỷ USD vào năm 2030. Theo đó, các tổ chức toàn cầu cũng tin rằng, công nghệ AI sẽ mang lại cho họ lợi thế cạnh tranh tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh.

Những ứng dụng phổ biến của AI như xây dựng Content Marketing, cá nhân hóa Email, tích hợp chatbot – cung cấp dịch vụ tư vấn khách hàng tự động và nhanh chóng 24/7,… Qua đó, giúp các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc tăng cường tương tác, giữ chân khách hàng, tăng tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu.

Ngoài chatbot, AI còn hỗ trợ trong việc tối ưu hóa quy trình quảng cáo, tự động điều chỉnh chiến lược dựa trên dữ liệu thời gian thực, giúp tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả triển khai. Doanh nghiệp có thể tập trung hơn vào những vấn đề quan trọng và đưa ra quyết định nhanh chóng, linh hoạt và phù hợp với xu hướng người tiêu dùng.

xu hướng marketing trí tuệ nhân tạo
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào Marketing để tối ưu hóa các hoạt động và tiết kiệm chi phí

2. Tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng (Customer Experience – CX)

Trải nghiệm khách hàng đã trở thành yếu tố quyết định thành công của các doanh nghiệp trong thế giới số hóa hiện nay. Bởi nó tác động trực tiếp đến khả năng giữ chân và thu hút khách hàng cho doanh nghiệp, dẫn đến sự hài lòng, tăng lòng trung thành và giúp thương hiệu nổi bật hơn so với đối thủ cạnh tranh. Hai xu hướng lớn đang thịnh hành hiện nay:

  1. Tìm kiếm hình ảnh (Visual Search)
  2. Tìm kiếm giọng nói (Voice Search)

Với hơn 70% người tiêu dùng chịu tác động bởi hình ảnh trên mạng xã hội khi quyết định mua hàng, công nghệ tìm kiếm hình ảnh đã thay đổi cách thức người dùng tương tác với nội dung số. Đây là công cụ đặc biệt hữu ích cho các nhà bán lẻ, giúp nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách hàng.

Visual Search cho phép người dùng tìm kiếm thông tin bằng cách sử dụng hình ảnh thay vì từ khóa. Chỉ cần tải lên hoặc chụp ảnh sản phẩm, hệ thống sẽ ngay lập tức cung cấp các kết quả gợi ý tương tự. Google Lens là một ví dụ điển hình về công nghệ này.

Đối với các lĩnh vực như thời trang, nội thất, mỹ phẩm hay đồ gia dụng, Visual Search mang đến cơ hội tăng cường trải nghiệm mua sắm cho khách hàng, giúp họ dễ dàng tìm thấy các sản phẩm tương tự hoặc thông tin chi tiết về một mặt hàng mà họ không biết rõ tên gọi.

xu hướng marketing visual search
Xu hướng tìm kiếm sản phẩm chỉ với hình ảnh bất kỳ giúp mang đến những trải nghiệm nhanh chóng cho người dùng

Xu hướng tìm kiếm bằng giọng nói đang gia tăng nhanh chóng nhờ sự phát triển của các trợ lý ảo như Siri, Google Assistant và Alexa. Tương tự như tìm kiếm bằng hình ảnh, Voice Search giúp người dùng dễ dàng tra cứu thông tin hoặc mua sắm chỉ bằng cách ra lệnh bằng giọng nói. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn tạo ra sự thuận tiện cho người tiêu dùng.

Với 93,7% try cấn tìm kiếm bằng giọng nói cho ra kết quả chính xác, trong năm 2023, có khoảng 125,2 triệu người dùng tìm kiếm bằng giọng nói và hơn 50% người lớn trên thế giới sử dụng mỗi ngày, hơn 1 tỷ tìm kiếm được thực hiện và 58% người dùng với mục đích tìm kiếm thông tin của các doanh nghiệp địa phương (Nguồn: Yaguara.co). Ngoài các công cụ tìm kiếm, những trợ lý giọng nói trên các thiết bị điện thoại thông minh cũng được ưa chuộng khi có hơn 61% thế hệ Millennials ở Hoa kỳ sử dụng. Tiếp đến là, 55% Gen Z và 31,5% thế hệ Baby Boomers. (Nguồn).

Để bắt kịp xu hướng này và tăng trải nghiệm người dùng, hệ sinh thái Google cũng thiết lập và hỗ trợ người dùng tìm kiếm thông tin bằng giọng nói với hơn 70 ngôn ngữ khác nhau.

Ngoài ra, tìm kiếm bằng giọng nói giúp người dùng truy vấn những từ khóa dài một cách dễ dàng hơn, từ đó tăng khả năng hiển thị các kết quả phù hợp với nhu cầu cụ thể của họ. Đây cũng là một điểm mà các doanh nghiệp cần lưu ý khi triển khai chiến lược SEO, tập trung vào tối ưu hóa các từ khóa dài để cải thiện thứ hạng cho website trên các kết quả tìm kiếm (SERP).

xu hướng marketing voice search
Tìm kiếm bằng giọng nói mang đến sự thuận tiện và tiết kiệm thời gian

3. Tiếp thị qua người ảnh hưởng (Influencer Marketing)

Influencer là những cá nhân có tầm ảnh hưởng rộng lớn trên các nền tảng mạng xã hội hiện nay như Instagram, YouTube, TikTok đến Twitter và Facebook. Họ thu hút một lượng lớn người theo dõi nhờ phong cách độc đáo, nội dung sáng tạo hoặc chuyên môn sâu rộng trong một lĩnh vực cụ thể.

Khi các nền tảng mạng xã hội (Social Media) ngày càng tăng trưởng, Marketing qua người có sức ảnh hưởng đã trở thành chiến lược thiết yếu giúp doanh nghiệp tiếp cận và quảng bá sản phẩm/dịch vụ của mình đến nhiều khách hàng tiềm năng. Theo Nielsen, 92% người tiêu dùng cho biết họ có nhiều khả năng tin tưởng và các khuyến nghị cá nhân hơn là quảng cáo. 74% người tiêu dùng xác định truyền miệng là yếu tố ảnh hưởng chính đến quyết định mua hàng của họ. Đồng thời, thế hệ Millennials bị ảnh hưởng bởi truyền miệng nhiều hơn 155% so với quảng cáo truyền thống.

Song song đó, trong một cuộc khảo sát toàn cầu 2024 của Statista, 22,4% các công ty/thương hiệu sẽ đầu tư 10 – 20% ngân sách cho người có sức ảnh hưởng và 26% sẽ dành hơn 40% ngân sách cho hoạt động Marketing này. Có thể thấy, mức độ hiệu quả mà hình thức này mang lại vẫn còn rất hot.

xu hướng marketing influencer
Marketing qua người ảnh hưởng đang được các doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn

Khi hợp tác với Influencers, doanh nghiệp có thể tạo ra những chiến dịch quảng bá mang tính cá nhân hóa cao, tạo ra sự lan tỏa hiệu quả thông qua cộng đồng người hâm mộ trung thành của Influencer. Tuy nhiên, việc chọn lựa Influencer phải phù hợp với tệp khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp để đảm bảo hiệu quả của chiến dịch.

  • KOL – Key Opinion Leader: KOL là những người chuyên gia hoặc có uy tín nhất định trong 1 lĩnh vực nào đó. Khi doanh nghiệp lựa chọn những KOL phù hợp vào chiến lược Marketing của mình thì họ không chỉ giúp truyền tải thông điệp một cách chuyên sâu mà còn xây dựng niềm tin vững chắc cho người tiêu dùng. Theo triển vọng và dự báo khu vực 2024 – 2031, thị trường KOL dự kiến sẽ tăng trưởng hàng năm với tốc độ đáng kinh ngạc.
  • KOC – Key Opinion Consumer: Trong khi KOLs và influencers tập trung vào việc tạo ra ảnh hưởng từ góc độ chuyên gia hoặc nổi tiếng, KOC là những người tiêu dùng thực sự và thường có lượng người theo dõi nhỏ hơn nhưng lại rất trung thành. Họ thường chia sẻ trải nghiệm cá nhân về sản phẩm, dịch vụ trên các nền tảng xã hội, được tin tưởng nhờ tính chân thực và gần gũi.

4. Omnichannel Marketing

Ngày nay, sự đa dạng của các phương tiện truyền thông khiến người tiêu dùng khó khăn trong việc lựa chọn sản phẩm/dịch vụ phù hợp. Cụ thể, hơn 70% người dùng thích các ứng dụng hoạt động liền mạch trên nhiều thiết bị và 83% người mong muốn trải nghiệm nhất quán trên các nền tảng. Lúc này, Omnichannel Marketing là chiến lược Marketing đa kênh mang đến những trải nghiệm nhất quán cho khách hàng thông qua nhiều kênh khác nhau, từ online đến offline. Nhờ đó, doanh nghiệp và khách hàng có thể tương tác với nhau qua nhiều điểm tiếp xúc mà không bị gián đoạn, tăng tỉ lệ chuyển đổi và nâng cao lòng trung thành.

  1. Marketing Mobile
  2. Quảng cáo tự động
  3. SEO

Marketing Mobile

Với khoảng 90% dân số thế giới sử dụng điện thoại và dự kiến tăng, Marketing Mobile trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược Omnichannel Marketing. Nhất là khi người tiêu dùng ngày nay dành nhiều thời gian trên điện thoại di động, từ việc lướt mạng xã hội, mua sắm trực tuyến đến tìm kiếm thông tin. Qua đó, các doanh nghiệp có thể vừa quảng cáo trên các ứng dụng hoặc website vừa tận dụng các tính năng như tin nhắn văn bản (SMS), Email và các ứng dụng nhắn tin để cá nhân hóa thông điệp của mình.

xu hướng marketing mobile
Marketing Mobile giúp các doanh nghiệp đưa sản phẩm/dịch vụ đến gần hơn với người tiêu dùng

Quảng cáo tự động

Quảng cáo tự động (Programmatic Advertising) là hình thức mua bán quảng cáo dựa trên công nghệ tự động hóa, sử dụng dữ liệu lớn và thuật toán để nhắm mục tiêu chính xác đến khách hàng. Trong Omnichannel Marketing, quảng cáo tự động giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí Marketing, tiếp cận đúng đối tượng khách hàng trên nhiều nền tảng mà không cần phải can thiệp thủ công.

Hình thức này ngày càng trở nên quen thuộc và được nhiều nhà Digital Marketing lựa chọn. Khi chi tiêu cho quảng cáo tự động năm 2023 được ước tính đạt 558 tỷ USD và 779 tỷ USD vào năm 2028.

SEO

SEO (Search Engine Optimization) là quá trình tối ưu hóa nội dung và trang web nhằm cải thiện thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm như Google hay Bing. Hiện nay, SEO đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo sự hiện diện của thương hiệu trên môi trường trực tuyến. Bởi thực tế, khoảng 81% người tiêu dùng bắt đầu hành trình mua sắm của họ bằng việc tìm kiếm thông tin trên mạng, trong đó 60% người dùng Google để tìm kiếm. Do đó, tối ưu SEO giúp thương hiệu nổi bật ở các vị trí hàng đầu, tăng cơ hội tiếp cận và thu hút khách hàng tiềm năng hiệu quả hơn.

Song song với sự bùng nổ của Trí tuệ nhân tạo, khi nội dung của doanh nghiệp được đánh giá cao và sẽ có cơ hội xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm như ChatGPT, Gemini, Copilot,…. tăng cường tối ưu SEO cho Generative AI.

xu hướng SEO marketing
Những quảng cáo liền mạch và nhất quán trên các nền tảng sẽ mang đến những trải nghiệm tích cực cho người dùng

5. Sustainable Marketing

Trong bối cảnh môi trường toàn cầu đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng, Sustainable Marketing hay Marketing bền vững vẫn sẽ là một xu hướng quan trọng thống trị vào năm 2025. Đây là chiến lược Marketing không chỉ tập trung vào lợi nhuận mà còn đặt trọng tâm vào việc bảo vệ môi trường, cải thiện xã hội và xây dựng mối quan hệ bền vững giữa doanh nghiệp và khách hàng.

Người tiêu dùng ngày càng có ý thức cao hơn về vấn đề biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường và họ cũng sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm có nguồn gốc bền vững (80%). Do đó, những doanh nghiệp tiên phong trong việc phát triển các chiến lược phát triển bền vững sẽ có lợi thế cạnh tranh lớn, khi có thể thu hút một lượng lớn người tiêu dùng có trách nhiệm xã hội.

Cùng hướng đến Mục tiêu phát triển bền vững năm 2030 của Liên Hợp Quốc được đề ra vào năm 2015, các quy định pháp luật và chính sách của chính phủ về bảo vệ môi trường cũng đang ngày càng trở nên khắt khe hơn. Các doanh nghiệp cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn phát triển bền vững (ESG) trong các hoạt động Marketing và hiện rõ ràng sự cam kết. Bởi, đây không chỉ là cách giúp giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động kinh doanh mà còn giúp xây dựng lòng tin và tạo dựng thương hiệu mạnh mẽ trong tâm trí khách hàng.

xu hướng marketing sustainable
Marketing bền vững đang ngày càng quan trọng và nhận được sự quan tâm từ khách hàng

6. Personalized Marketing

Personalized Marketing (Marketing cá nhân hóa) là việc tạo ra những trải nghiệm, nội dung và thông điệp tiếp thị được tùy chỉnh theo nhu cầu, sở thích và hành vi của từng khách hàng cá nhân. Thay vì sử dụng phương pháp “một thông điệp cho tất cả”, doanh nghiệp sẽ chuyển sang một chiến lược tập trung vào từng cá nhân, mang đến sự gắn kết và tương tác sâu hơn với khách hàng. Personalized Marketing tuy không còn quá mới nhưng nó vẫn được các ban lãnh đạo hàng đầu đánh giá về sự phát triển mạnh mẽ của nó trong năm 2025 và những năm tới.

  1. Email và nội dung cá nhân hóa
  2. Cá nhân hóa trong quảng cáo

Email và nội dung cá nhân hóa

Mặc dù đã xuất hiện hơn 50 năm, Email vẫn khẳng định được vị thế của mình trong việc tiếp cận và thu hút khách hàng tiềm năng. Thay vì gửi những thông điệp quảng cáo đại trà, các doanh nghiệp giờ đây tối ưu hóa email bằng cách cá nhân hóa từng chi tiết, từ tiêu đề cho đến nội dung. Dựa trên dữ liệu lịch sử mua sắm, hành vi duyệt web và thậm chí là những khung giờ khách hàng thường mở email, doanh nghiệp có thể gửi đi những ưu đãi và khuyến mãi phù hợp, gia tăng khả năng tương tác và chuyển đổi.

Những con số “biết nói” từ các cuộc khảo sát cũng đã khẳng định sức mạnh của cá nhân hóa email:

  • Email cá nhân hóa được mở nhiều hơn 82% so với email chung chung.
  • 59% người dùng cho biết Email Marketing có ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ.
  • 80% người dùng sẽ mở những email với nội dung chào mừng.
  • 58% tổng doanh thu đến từ những Email được cá nhân hóa.
  • Nội dung Email có sử dụng tên gọi của khách hàng có tỉ lệ mở mail lên đến 35%.

xu hướng marketing personalized
Trải nghiệm email cá nhân hóa giúp khách hàng cảm thấy được quan tâm

Cá nhân hóa trong quảng cáo

Khi người tiêu dùng ngày nay bị ngập trong vô số cái quảng cáo trên nhiều nền tảng khác nhau thì những nội dung tương tác mang tính cá nhân hóa đang được mong đợi. Theo nghiên cứu cho thấy 71% người tiêu dùng mong đợi các công ty cung cấp những tương tác được cá nhân hóa và 76% cảm thấy thất vọng khi điều này không xảy ra.

Quảng cáo kỹ thuật số đang trở nên cá nhân hóa hơn với sự phát triển của công nghệ quảng cáo tự động (programmatic advertising). Thay vì hiển thị cùng một quảng cáo cho tất cả mọi người, các doanh nghiệp sẽ có khả năng điều chỉnh thông điệp quảng cáo cho từng cá nhân dựa trên hành vi trực tuyến và dữ liệu cá nhân. Điều này giúp giảm thiểu tình trạng “quảng cáo thừa” khi người dùng liên tục thấy quảng cáo về một sản phẩm mà họ đã mua hoặc không có nhu cầu.

Ví dụ, một người tiêu dùng đang tìm kiếm về sản phẩm chăm sóc da sẽ được hiển thị quảng cáo cho các sản phẩm chăm sóc da phù hợp với loại da và nhu cầu cá nhân của họ, thay vì một quảng cáo chung chung. Sự tương tác này không chỉ làm tăng hiệu quả quảng cáo mà còn nâng cao trải nghiệm khách hàng, giúp họ cảm thấy quảng cáo mang tính cá nhân và có giá trị hơn.

7. Meta Marketing

Meta Marketing là xu hướng Marketing tiên tiến và toàn diện, kết hợp nhiều công nghệ kỹ thuật số để tạo ra các trải nghiệm phong phú, đa chiều. Xu hướng này tập trung vào việc khai thác những công nghệ hiện đại như metaverse, không gian ảo và các giác quan để tạo ra trải nghiệm sâu sắc và chân thực hơn cho người tiêu dùng.

  1. Sensory Marketing (Tiếp thị đa giác quan)
  2. Spatial Marketing (Tiếp thị không gian)
  3. Metaverse Marketing (Tiếp thị trong vũ trụ ảo)

Sensory Marketing (Tiếp thị đa giác quan)

Theo Schmitt,Sensory Marketing là chiến lược Marketing dựa trên việc kích thích nhiều giác quan của khách hàng cùng một lúc để tạo ra sự kết nối mạnh mẽ hơn với sản phẩm hoặc thương hiệu. Thay vì chỉ dựa vào hình ảnh hoặc âm thanh, Sensory Marketing tận dụng mọi giác quan – thính giác, thị giác, khứu giác, xúc giác và vị giác – để tạo ra trải nghiệm đa chiều và sâu sắc hơn.

Ví dụ, trong các cửa hàng thực tế, doanh nghiệp có thể phát triển các mùi hương đặc trưng để tạo dấu ấn thương hiệu hoặc cung cấp trải nghiệm xúc giác qua các sản phẩm mẫu dùng thử. Trong môi trường kỹ thuật số, các thương hiệu có thể sử dụng âm thanh đặc trưng hoặc hiệu ứng hình ảnh động để gợi lên cảm xúc, tạo ra sự kết nối sâu hơn với người dùng,…

Spatial Marketing (Tiếp thị không gian)

Spatial Marketing là chiến lược Marketing sử dụng không gian để tương tác với người tiêu dùng, mang lại trải nghiệm sống động, chân thực thông qua các môi trường ảo hoặc thực tế. Thay vì chỉ tạo ra nội dung tĩnh trên màn hình, Spatial Marketing cho phép người tiêu dùng tham gia vào không gian 3D, nơi họ có thể tương tác với sản phẩm, thương hiệu hoặc môi trường xung quanh.

Spatial Marketing thường được áp dụng trong các cửa hàng bán lẻ với không gian được thiết kế để mang lại cảm giác đặc biệt cho khách hàng khi ghé thăm. Các triển lãm hoặc sự kiện quảng cáo ảo cũng là những ví dụ điển hình của Spatial Marketing, nơi khách hàng có thể trải nghiệm sản phẩm trong không gian kỹ thuật số được mô phỏng như thực tế.

Trong môi trường trực tuyến, Spatial Marketing có thể được ứng dụng qua công nghệ AR, nơi người tiêu dùng có thể “thử” sản phẩm ngay tại nhà bằng cách sử dụng điện thoại hoặc thiết bị AR. Điều này không chỉ giúp khách hàng dễ dàng hình dung sản phẩm trong không gian của mình mà còn nâng cao trải nghiệm tương tác, giúp họ ra quyết định mua hàng nhanh chóng hơn.

Metaverse Marketing (Tiếp thị trong vũ trụ ảo)

Metaverse Marketing là xu hướng Marketing đang nổi bật và sẽ trở thành một phần quan trọng trong tương lai của Marketing kỹ thuật số. Metaverse là một không gian ảo liên kết nhiều thế giới số khác nhau, nơi người dùng có thể tương tác, mua sắm, làm việc, và giải trí. Trong bối cảnh Metaverse phát triển, Marketing trong môi trường này đòi hỏi các thương hiệu phải sáng tạo trong việc xây dựng các trải nghiệm độc đáo và chân thực.

Các thương hiệu có thể thiết kế các cửa hàng ảo trong metaverse, nơi người tiêu dùng có thể đi lại, thử sản phẩm và thậm chí thực hiện giao dịch mua hàng ngay trong không gian này. Bên cạnh đó, việc tổ chức các sự kiện, buổi hòa nhạc hoặc cuộc thi trong thế giới ảo cũng là cách để các thương hiệu tiếp cận người tiêu dùng một cách sáng tạo và tương tác hơn.

xu hướng marketing không gian ảo
Meta Marketing là sự kết hợp toàn diện, mang đến những trải nghiệm thú vị cho khách hàng

8. Video ngắn

Video ngắn đã trở thành một xu hướng mạnh mẽ trong lĩnh vực Marketing và sẽ tiếp tục bùng nổ vào năm 2025.

  1. TikTok – Nền tảng dẫn đầu xu hướng video ngắn
  2. Facebook Reels và YouTube Shorts
  3. Podcast

TikTok – Nền tảng dẫn đầu xu hướng video ngắn

TikTok đã và đang là cái tên đứng đầu trong việc phổ biến video ngắn, giúp người dùng dễ dàng tiếp cận những nội dung sáng tạo, giải trí và giáo dục một cách nhanh chóng. Nền tảng này có khả năng lan truyền mạnh mẽ nhờ vào thuật toán cá nhân hóa dựa trên sở thích của người dùng, giúp video đến đúng đối tượng mục tiêu trong thời gian ngắn nhất. Tính đến 2024, nền tảng này đã có hơn 1,5 tỷ người dùng mỗi tháng. Những quảng cáo trên Tiktok được người dùng tin tưởng hơn 41% và có khả năng trung thành với thương hiệu hơn 31%.

Trong năm tiếp theo, TikTok vẫn được đánh giá là công cụ Marketing quan trọng cho các doanh nghiệp. Các thương hiệu có thể tận dụng TikTok để tạo ra những chiến dịch quảng cáo sáng tạo và lan tỏa nhanh chóng, nhắm đến tệp khách hàng trẻ tuổi, đặc biệt là thế hệ Gen Z.

Facebook Reels và YouTube Shorts

Không muốn đứng ngoài cuộc đua, Facebook Reels và YouTube Shorts cũng đã nhanh chóng thu hút người dùng với định dạng video ngắn tương tự TikTok. Trên Facebook Reels, các Marketer có thể dễ dàng kết hợp video ngắn với mạng lưới người dùng khổng lồ của Facebook và Instagram để gia tăng sự tiếp cận. Do đó, việc sử dụng Reels không chỉ giúp các thương hiệu nâng cao nhận diện mà còn tạo ra nhiều cơ hội tương tác tự nhiên hơn.

YouTube Shorts với nền tảng sẵn có từ YouTube đã trở thành nơi mà người dùng không chỉ tiêu thụ nội dung dài mà còn tận hưởng những video ngắn gọn, hấp dẫn. YouTube, với công cụ tìm kiếm mạnh mẽ, giúp các video ngắn này dễ dàng được tìm thấy và lan truyền. Sự phổ biến của YouTube Shorts sẽ giúp các doanh nghiệp tiếp cận một cộng đồng người dùng lớn hơn với đa dạng nhóm đối tượng.

Podcast

Bên cạnh sự bùng nổ của video ngắn, Podcast cũng đang trên đà phát triển mạnh mẽ và dự kiến sẽ tiếp tục là một xu hướng Marketing chủ đạo vào năm 2025. Podcast mang lại sự linh hoạt cho người dùng, cho phép họ tiêu thụ nội dung trong khi đang làm việc khác, chẳng hạn như lái xe tập thể dục hoặc làm việc. Đây là lý do tại sao podcast trở thành một kênh quan trọng để truyền tải thông điệp thương hiệu một cách sâu sắc, nhắm tới những người tiêu dùng quan tâm thực sự. Theo dự đoán của Statista, thị trường Podcast sẽ tiếp tục tăng từ 37,2 triệu người dùng từ 2024 và ước tính đạt 113,62 triệu người dùng vào năm 2029.

Podcast cũng cung cấp không gian cho các doanh nghiệp chia sẻ nội dung có chiều sâu hơn, xây dựng mối quan hệ lâu dài với khán giả. Thay vì chỉ tập trung vào quảng cáo ngắn, doanh nghiệp có thể sử dụng podcast để kể câu chuyện thương hiệu (Storytelling), giới thiệu sản phẩm hoặc chia sẻ kiến thức chuyên môn. Trong bối cảnh thị trường bão hòa, podcast là một trong những cách tiếp cận tinh tế và hiệu quả.

xu hướng marketing video ngắn
Những dạng nội dung video ngắn như Podcast có tác động tích cực đến hành vi mua hàng của khách hàng

9. MarTech

MarTech (viết tắt của Marketing Technology) là sự kết hợp giữa công nghệ và Marketing nhằm tối ưu hóa các chiến lược Marketing bằng cách tận dụng công nghệ để lên kế hoạch, thực hiện và đo lường các chiến dịch/chiến thuật. Sự tiến bộ của công nghệ, trí tuệ nhân tạo đã và đang mang đến sự bùng nổ đáng kể cho MarTech trong việc hỗ trợ toàn bộ quy trình Marketing từ thu hút đến chăm sóc khách hàng.

Khi xu hướng sử dụng Internet ngày càng tăng, các thiết bị thông minh ngày càng nhiều, hành vi và trải nghiệm trên các kênh Digital Marketing tác động mạnh mẽ đến quyết định mua hàng hơn so với các kênh Offline. Do đó, việc doanh nghiệp áp dụng MarTech vào các kế hoạch kinh doanh, chiến lược Marketing của mình là một xu hướng bắt buộc.

Tự động hóa và trí tuệ nhân tạo (AI) là hai yếu tố quan trọng thúc đẩy MarTech phát triển. Các công cụ tự động hóa giúp tối ưu hóa nguồn lực và thời gian, trong khi AI hỗ trợ phân tích dữ liệu người dùng, dự đoán xu hướng và cá nhân hóa nội dung cho từng khách hàng. Chatbot thông minh, AI và các hệ thống tự động hóa sẽ cải thiện trải nghiệm khách hàng, từ chăm sóc đến phản hồi 24/7. Tuy nhiên, để có thể triển khai thuận lợi MarTech thì các dữ liệu khách hàng như chân dung khách hàng, thông tin nhân khẩu học, hành trình khách hàng,… là những yếu tố mang tính quyết định trực tiếp.

xu hướng marketing và technology
Tận dụng công nghệ vào Marketing tối ưu hóa chi phí và thời gian thực hiện hiệu quả

Song song với sự thay đổi của thị trường và hành vi người tiêu dùng, các doanh nghiệp cần nhanh chóng thích nghi và nắm bắt kịp các xu hướng Marketing mới để không bị bỏ lại phía sau. Đồng thời, nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp, đảm bảo rằng mỗi chiến dịch Marketing đều mang lại hiệu quả, tối ưu hóa hiệu suất kinh doanh bền vững.

The post Top 9+ Xu hướng Marketing sẽ thống trị mạnh mẽ năm 2025 appeared first on Trần Nguyễn Tuấn Anh.

]]>
Chia sẻ kiến thức bán hàng online cho người mới bắt đầu https://trannguyentuananh.com/chia-se-kien-thuc-ban-hang-online-cho-nguoi-moi-bat-dau.html Mon, 13 Jan 2025 07:14:24 +0000 https://nhadatdaknong.net/?p=1840 Chia sẻ kiến thức bán hàng online cho người mới bắt đầu Làm thế nào để khởi nghiệp bán hàng online cho người mới bắt đầu. Bán hàng online là lĩnh vực được đánh giá là tương đối dễ cho Startup. Bán hàng online ngày nay có nhiều thuận lợi về nguồn hàng, quảng cáo […]

The post Chia sẻ kiến thức bán hàng online cho người mới bắt đầu appeared first on Trần Nguyễn Tuấn Anh.

]]>
Chia sẻ kiến thức bán hàng online cho người mới bắt đầu

Làm thế nào để khởi nghiệp bán hàng online cho người mới bắt đầu. Bán hàng online là lĩnh vực được đánh giá là tương đối dễ cho Startup. Bán hàng online ngày nay có nhiều thuận lợi về nguồn hàng, quảng cáo và vận chuyển.
Nhưng nếu bạn chưa từng kinh doanh hay chưa từng bán một sản phẩm gì thì nên bắt đầu như thế nào? Tại bài viết này chúng tôi xin chia sẻ kinh nghiệm bán hàng online cho người mới bắt đầu. Bạn đọc cùng tham khảo nhé!
bán hàng online cho người mới bắt đầu

Chia sẻ kiến thức bán hàng online cho người mới bắt đầu

Chia sẻ các bước bán hàng online cho người mới bắt đầu

1.1. Bước 1 – Tìm hiểu nhu cầu thị trường

Tìm hiểu nhu cầu thị trường giúp bạn xác định được thị trường đang quan tâm đến vấn đề nào. Nếu tìm hiểu được đúng nhu cầu này, con thuyền kinh doanh của bạn sẽ đi xuôi theo dòng nước. Nhờ thế có thể gặp nhiều thuận lợi và đi xa hơn. Nhưng nếu không tìm hiểu đúng nhu cầu khách hàng, bạn sẽ gặp nhiều cản trở.

Tìm hiểu nhu cầu thị trường bằng những cách sau:

  • Tạo những cuộc khảo sát online.
  • Sử dụng công cụ tìm kiếm từ khóa của Google.
  • Quan sát những mặt hàng đang được bán chạy xung quanh mình.

1.2. Bước 2 – Chuẩn bị nguồn vốn, nguồn hàng

Sau khi lựa chọn được mặt hàng, sản phẩm cần chuẩn bị xem bạn cần bao nhiêu vốn. Huy động vốn như thế nào hay bạn sẽ bỏ toàn bộ chi phí.
Sau khi có vốn nhập hàng, bạn có thể tìm nguồn hàng trên các trang facebook, trên google hoặc từ bạn bè, người thân.

1.3. Bước 3 – Chuẩn bị công cụ marketing

bán hàng online cho người mới bắt đầu

Các công cụ marketing giúp quảng cáo sản phẩm hiệu quả

Các công cụ marketing giúp bạn quảng cáo sản phẩm tới khách hàng. Bạn cần chuẩn bị trang cá nhân để bán hàng. Chuẩn bị các tài khoản trên facebook, zalo, instagram,… để đăng bài bán sản phẩm. Hoặc bạn cũng có thể tạo các tài khoản shop trên sàn thương mại điện tử để chuẩn bị bán hàng online cho người mới bắt đầu.

1.4. Đăng bài quảng cáo sản phẩm

Bài viết thu hút và chất lượng đem lại hiệu quả cao. Sau khi bạn đã chuẩn bị được các công cụ, hãy đầu tư vào nội dung bạn đăng tải. Đồng thời đầu tư vào hình ảnh sản phẩm. Để khách hàng có thể nhận thấy ưu điểm, công dụng cũng như những điểm tốt về sản phẩm.

1.5. Tiếp tục kết hợp bán hàng đa phương tiện

Để bán hàng thành công bạn cần tạo một mạng lưới đa chiều phủ rộng khắp nơi. Bạn có thể phủ sóng toàn bộ những công cụ đang có hiện nay. Bạn có thể kết hợp cùng lúc nhiều phương tiện bán hàng. Như mạng xã hội, sàn thương mại, website, blog, youtube,…

1.6. Tối ưu hóa công cụ và đẩy mạnh quảng cáo

Khi bạn đã có được một lượng khách hàng nhất định thì lúc này là bước cần phải tối ưu hóa các công cụ. Bạn cần dành thời gian phân tích xem những kế hoạch, chiến lược có hiệu quả hay không. Những cách nào mang lại hiệu quả, cách làm nào không có hiệu quả. Từ những bài học thực tế bạn sẽ biết cách tối ưu hóa hơn nữa để đạt hiệu quả cao.

Làm thế nào để tiếp cận với khách hàng

2.1. Tham gia vào các hội nhóm, diễn đàn liên quan

bán hàng online cho người mới bắt đầu

Tham gia các hội nhóm diễn đàn để tìm kiếm khách hàng

Để tiếp cận được với khách hàng trên không gian mạng thời nay không phải một điều khó khăn. Tuy nhiên không phải ai sử dụng mạng internet cũng là khách hàng tiềm năng của bạn. Trước tiên bạn cần xác định được khách hàng của mình là ai, họ thường ở đâu, làm công việc gì, họ quan tâm đến vấn đề gì trên mạng xã hội.

Ví dụ:

Ví dụ như khách hàng của bạn là nhà kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Họ sẽ quan tâm đến các bí quyết về kinh doanh, công cụ marketing hay các chủ đề liên quan đến bán hàng. Vậy có thể họ sẽ gia nhập các nhóm về bán hàng online. Hoặc có có tham gia các diễn đàn kinh tế.
Bạn cần tìm đến các hội nhóm, diễn đàn này để biết nhu cầu và mong muốn của họ là gì rồi lên kế hoạch tiếp cận.

2.2. Chăm chỉ chia sẻ kinh nghiệm hữu ích

Bên cạnh đó, một cách thu hút khách hàng tìm đến bạn chính là những thông tin chia sẻ hữu ích. Bạn cần chăm chỉ đăng bài chia sẻ kinh nghiệm về những chủ đề mà bạn hiểu rõ. Khi đọc được những thông tin hữu ích, rất có thể họ sẽ tìm đến bạn, vô tình họ lại trở thành khách hàng tương lai của bạn.

Kiến thức bán hàng online cho người mới bắt đầu để ra đơn ầm ầm

Để bán hàng hiệu quả, ra đơn hàng ầm ầm thì không chỉ cần nỗ lực mà còn có cách làm việc đột phá. Một trong những công cụ hữu hiệu hiện nay chính là website bán hàng. Website bán hàng đóng vai trò giống như một gian hàng trên môi trường mạng.
Khách hàng sẽ tin tưởng một đơn vị có website riêng hơn là một đơn vị chỉ bán hàng qua các kênh khác. Website bán hàng có thể sử dụng để quảng cáo và tăng điểm SEO trên trang tìm kiếm google. Đây chính là một lối đi đột phá mà đơn vị nào cũng mong ước.
bán hàng online cho người mới bắt đầu

Để tối ưu hóa doanh thu cần đầu tư xây dựng website và sử dụng công cụ SEO

 

The post Chia sẻ kiến thức bán hàng online cho người mới bắt đầu appeared first on Trần Nguyễn Tuấn Anh.

]]>
10 xu hướng làm việc năm 2025 https://trannguyentuananh.com/10-xu-huong-lam-viec-nam-2025.html Mon, 13 Jan 2025 14:07:57 +0000 https://nhadatdaknong.net/?p=1803 Tăng dùng AI, đến văn phòng chỉ để điểm danh hay người trẻ thường xuyên “đi chữa lành” dự báo là các xu hướng nổi lên năm sau Đây là dự báo trong “10 xu hướng công việc toàn cầu năm 2025” do công ty công nghệ chuyên cung cấp giải pháp quản lý nhân […]

The post 10 xu hướng làm việc năm 2025 appeared first on Trần Nguyễn Tuấn Anh.

]]>
Tăng dùng AI, đến văn phòng chỉ để điểm danh hay người trẻ thường xuyên “đi chữa lành” dự báo là các xu hướng nổi lên năm sau

Đây là dự báo trong “10 xu hướng công việc toàn cầu năm 2025” do công ty công nghệ chuyên cung cấp giải pháp quản lý nhân sự và trả lương Deel – trụ sở tại Francisco (Mỹ) – mới công bố.

Theo công ty này, từ các mô hình làm việc hiện đại đến những giải pháp nâng cao năng suất lao động, những xu hướng sau đây mở ra triển vọng tái định hình tư duy về công việc và cách thức hợp tác trong môi trường việc làm.

Chồng làm việc từ xa

Đây là xu hướng đảo ngược vai trò giới truyền thống. Khi người chồng làm việc trong các ngành công nghệ hoặc kỹ thuật, vốn có thể làm việc từ xa, sẽ tạo điều kiện để các cặp đôi linh hoạt hơn trong quá trình sắp xếp công việc. Qua đó mở đường cho sự phát triển sự nghiệp của người vợ.

Những yêu cầu phải có mặt ở văn phòng giờ đây không còn là trở ngại lớn khiến vợ hoặc chồng phải đánh đổi cơ hội thăng tiến, hy sinh vì nửa còn lại, theo Deel.

Làm việc “linh hoạt kín đáo”

Trong bối cảnh làn sóng trở lại văn phòng đang diễn ra mạnh mẽ, một nghịch lý đang âm thầm hình thành nơi công sở là mô hình làm việc “linh hoạt kín đáo” (hushed hybrid).

Theo đó, dù công ty không còn cho phép làm việc từ xa hoàn toàn, một số quản lý đang “ngầm” cho phép nhân viên của mình có thể linh động. Sự tồn tại của xu hướng này đang đặt ra những thách thức mới cho một số doanh nghiệp trong việc quản lý và đảm bảo hiệu quả vận hành.

Đến văn phòng chỉ để điểm danh

Coffee badging tức đến văn phòng chỉ để uống cà phê và điểm danh là xu hướng mới. Ảnh: Pixabay

“Coffee badging” tức đến văn phòng chỉ để uống cà phê và điểm danh là xu hướng mới. Ảnh: Pixabay

Một thuật ngữ mới nổi lên gần đây trong ngành nhân sự là “coffee badging”, dùng mô tả các nhân viên đến văn phòng chỉ để điểm danh, uống cà phê hoặc để họp hành, rồi rời đi làm việc ở nơi khác.

Deel đánh giá rằng xu hướng văn phòng chỉ còn là nơi để “chấm công” và “nạp caffeine” chứ không phải là không gian làm việc chính buộc nhiều doanh nghiệp phải suy nghĩ lại về cách thức tạo ra một môi trường văn phòng hấp dẫn hơn.

Không gian riêng tại văn phòng

Việc phải quay lại văn phòng có thể khiến nhiều người cảm thấy choáng ngợp, đặc biệt với những người hướng nội đã quen với sự tĩnh lặng của môi trường làm việc tại nhà.

Trong bối cảnh đó, ở một số quốc gia, các thiết kế không gian làm việc riêng tư đang nổi lên như những “ốc đảo yên bình” giữa văn phòng sôi động, mang đến giải pháp lý tưởng cho những ai tìm kiếm sự tĩnh lặng và tập trung trong môi trường làm việc chung.

Chủ động sắp xếp làm việc

Thay vì lao vào thực hiện các hạng mục công việc một cách vội vã, Deel cho rằng người lao động có thể thử chủ động sắp xếp và lựa chọn thời điểm tốt nhất để thực hiện công việc dựa trên mức độ ưu tiên và năng lượng cá nhân. Bằng cách chủ động chọn thời điểm tập trung tối đa, họ có thể hoàn thành công việc hiệu quả hơn, giảm thiểu căng thẳng và tránh kiệt sức.

Tài năng lên ngôi, bằng cấp nhường chỗ

Những cá nhân sở hữu kỹ năng chuyên môn cao không còn bị ràng buộc bởi yêu cầu phải có bằng cấp đại học. Họ ngày càng trở thành đối tượng được các doanh nghiệp ưu ái tìm kiếm. Điều này phản ánh một xu hướng tuyển dụng mới: đặt năng lực làm yếu tố hàng đầu trong tuyển dụng.

Nghỉ việc không kế hoạch

Cảm thấy áp lực và môi trường làm việc cứng nhắc, nhiều người trẻ tại Trung Quốc đang lựa chọn “naked quitting”, tức xu hướng rời bỏ công việc mà không cần một bến đỗ mới hay kế hoạch rõ ràng cho tương lai.

Họ hướng đến những vị trí đề cao sức khỏe tinh thần và cân bằng giữa công việc với cuộc sống, phản ánh sự chuyển dịch trong quan niệm về giá trị công việc. Xu hướng này đặt ra thách thức lớn cho các doanh nghiệp trong việc duy trì sự gắn bó với nhân viên và thu hút nhân tài.

Chính sách nghỉ phép cởi mở

Bên cạnh các ngày nghỉ phép truyền thống, nhiều công ty trên thế giới đang triển khai các chính sách nghỉ phép linh hoạt hơn, bao gồm những lý do cá nhân như thất tình, kỳ kinh nguyệt, chăm sóc thú cưng, hoặc thậm chí là nghỉ để hẹn hò.

Những chính sách này giúp tạo ra môi trường làm việc thoải mái, hỗ trợ sức khỏe tinh thần và nâng cao sự hài lòng của nhân viên. Đây cũng là bước tiến trong việc xây dựng môi trường làm việc nhân văn, hiện đại và toàn diện hơn.

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI)

Báo cáo Chỉ số Xu hướng Công việc năm 2024 của Microsoft và LinkedIn cho biết 78% nhân viên tại Hong Kong đang sử dụng các công cụ AI cá nhân trong công việc.

Tại Việt Nam, số liệu của Microsoft cho thấy 88% số người được khảo sát nói có sử dụng AI tại nơi làm việc, cao hơn mức trung bình toàn cầu. Từ các chuyên gia đến những người mới bắt đầu, nhiều người cũng đã có cho mình một “trợ lý ảo” hỗ trợ. Xu hướng này phản ánh sự gia tăng nhanh chóng của AI trong môi trường công sở và đặt ra yêu cầu các doanh nghiệp cần nhanh chóng thích nghi với những thay đổi trong phương thức làm việc.

Thế hệ “sơ hở là đi chữa lành”

Thế hệ Z (sinh từ năm 1997-2010) đang tạo ra chuyển biến mạnh mẽ trong cách tiếp cận chăm sóc sức khỏe tinh thần tại nơi làm việc. Tại Anh, so với thế hệ X (sinh năm 1965-1980), nhóm nhân sự trẻ có xu hướng xin nghỉ phép thường xuyên hơn để xả stress và nạp lại năng lượng để tiếp tục guồng quay công việc.

Nghiên cứu từ Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam năm 2022 cho biết cứ 5 người trẻ tại Việt Nam thì có 1 người được chẩn đoán mắc ít nhất một vấn đề về tâm thần. Theo Quỹ Resolution Foundation, xu hướng này là lời cảnh báo về tương lai của thị trường lao động, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chú trọng chăm sóc sức khỏe tinh thần trong môi trường công sở.

Dỹ Tùn

The post 10 xu hướng làm việc năm 2025 appeared first on Trần Nguyễn Tuấn Anh.

]]>
Bí quyết làm hài lòng những khách hàng khó tính nhất https://trannguyentuananh.com/bi-quyet-lam-hai-long-nhung-khach-hang-kho-tinh-nhat.html Mon, 13 Jan 2025 01:31:27 +0000 https://nhadatdaknong.net/?p=1792 Trong kinh doanh, bạn sẽ gặp và phải đối mặt rất nhiều kiểu khách hàng khác nhau và không phải khách hàng nào cũng dễ tính. Vậy làm thế nào khi bạn rơi vào hoàn cảnh khách hàng tỏ ra khắt khe với sản phẩm, dịch vụ cũng như với chính bạn? Cùng bỏ túi […]

The post Bí quyết làm hài lòng những khách hàng khó tính nhất appeared first on Trần Nguyễn Tuấn Anh.

]]>
Trong kinh doanh, bạn sẽ gặp và phải đối mặt rất nhiều kiểu khách hàng khác nhau và không phải khách hàng nào cũng dễ tính. Vậy làm thế nào khi bạn rơi vào hoàn cảnh khách hàng tỏ ra khắt khe với sản phẩm, dịch vụ cũng như với chính bạn? Cùng bỏ túi những bí quyết sau để có thể làm hài lòng những vị khách khó tính nhất nhé.

1. Khách hàng khó tính là gì ?

Trước khi tìm được cách đối phó với những khách hàng này, chúng ta cần hiểu rõ như thế nào được coi là một khách hàng khó tính.

Khách hàng bảo thủ: Đây có lẽ là tệp khách hàng phổ biến nhất trong những khách hàng khó tính. Họ có thể biết những đòi hỏi của mình là vô lý nhưng không bao giờ nhận rằng mình sai. Những khách hàng này luôn đưa ra những lí do chứng mình rằng mình là đúng còn bên đang cung cấp sản phẩm – dịch vụ là sai

Khách hàng tự kiêu: Những khách hàng này thường là những người giàu có, họ luôn cho rằng mình là “thượng đế” và bạn phải phục vụ họ một cách tốt nhất cho dù họ đúng hay sai. Một số khách hàng này còn có xu hướng cho rằng nhân viên bán hàng là chưa đủ trình độ và đẳng cấp để bán hàng hay giải quyết những vấn đề của họ. Họ còn có thể đòi gặp những người có vị trí cao hơn như quản lý hay thậm chí là giám đốc để phục vụ mình.

Khách hàng khó tính

Khách hàng khó tính

2. Biện pháp đối phó với những khách hàng khó tính

Việc phải đối mặt với những khách hàng khó tính như đã nói ở trên được coi là ác mộng với một số những nhân viên bán hàng hay thậm chí là với cả doanh nghiệp. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thương lượng, làm hài lòng cả những vị khách khó tính nhất bằng những bí quyết sau.

– Lắng nghe khách hàng

Đừng bao giờ cố gắng xen vào giải thích khi khách hàng đang bày tỏ những bức xúc của mình. Một hành vi bất lịch sự sẽ chỉ làm cho tình hình căng thẳng và làm khách hàng khó chịu hơn. Bằng cách lắng nghe những gì khách hàng nói, bạn có thể sẽ giúp cho những tức giận trong họ giảm đi.

Lắng nghe sẽ giúp khách hàng khó tính bớt căng thẳng và dễ chịu hơn

Lắng nghe sẽ giúp khách hàng khó tính bớt căng thẳng và dễ chịu hơn

– Xin lỗi khách hàng

Việc bạn xin lỗi khách hàng ngay cả khi bạn không làm gì sai cũng có thể khiến cho khách hàng khó tính cảm thấy hài lòng hơn. Họ sẽ cảm thấy được tôn trọng và từ đó bình tĩnh hơn để có thể giải quyết những vấn đề đang gặp phải cùng bạn.

Nếu thật sự lỗi là của bên bạn, đừng chỉ xin lỗi bằng lời nói, hãy cho khách hàng biết rằng bạn thật sự tôn trọng họ và mong muốn được phục vụ họ cho những lần tiếp theo. Một món quà nhỏ, một phiếu giảm giá cho lần tiếp theo có thể sẽ là sự lựa chọn hợp lý trong tình huống này.

– Thể hiện sự am hiểu và đồng cảm

Khi khách hàng trình bày vấn đề, bạn đừng vội vàng tìm cách giải quyết vấn đề ngay mà bạn cần khéo léo tìm hiểu xem khách hàng đang thật sự mong muốn gì. Một số những câu hỏi như sau có thể sẽ giúp bạn trong việc tìm ra vấn đề của khách hàng:

+ Anh (chị) có thể nói rõ thêm về vấn đề … được không?

+ Anh (chị) mong muốn vấn đề được giải quyết như thế nào?

+ Chúng tôi hiểu rõ những bức xúc mà quý khách đang gặp phải, liệu có phải anh (chị) đang gặp phải vấn đề…không?

Những câu hỏi như vậy vừa giúp khách hàng nguôi giận lại vừa giúp mình hiểu thêm về vấn đề, từ đó tìm cách giải quyết.

Tìm các câu hỏi để hiểu được vấn đề của khách hàng

Tìm các câu hỏi để hiểu được vấn đề của khách hàng 

– Đừng trốn tránh vấn đề

Một số nhân viên thường tỏ ra lúng túng, không biết làm gì để giải quyết vấn đề cho khách hàng và trì hoãn giải quyết, để lại cho những người có vị trí cao hơn. Tuy nhiên điều này là sai lầm. Bạn nên tìm ra hướng giải quyết cho khách hàng để những bức xúc của họ không được tăng thêm. Nếu việc này ngoài tầm khả năng của bạn, hãy giúp họ có thể nguôi giận phần nào và nhanh chóng liên hệ với những cấp cao hơn để giải quyết vấn đề khách hàng một cách nhanh nhất.

– Cảm ơn khách hàng

Ngoài những lời xin lỗi, câu cảm ơn đến từ phía bạn cũng là rất quan trọng đối với khách hàng. Sau khi đã giải quyết những vấn đề mà khách hàng gặp phải, bạn hãy cảm ơn khách hàng để họ có thể cảm thấy được quan tâm và tôn trọng cũng như thể hiện được độ chuyên nghiệp của bạn. Những lời cảm ơn sẽ giúp khách hàng dần trở nên thông cảm với bạn hơn, từ đó dễ dàng hơn trong những lần giao tiếp tiếp theo.

Cảm ơn khách hàng khiến họ cảm thấy được tôn trọng hơn

Cảm ơn khách hàng khiến họ cảm thấy được tôn trọng hơn

Khi nói đến dịch vụ chăm sóc khách hàng trong kinh doanh, bạn thường xuyên phải tiếp xúc, phục vụ các khách hàng khác nhau, bao gồm cả việc phải đối mặt với những khách hàng khó tính, hay cáu kỉnh, giận dữ và thậm chí là thô lỗ. Khả năng giao tiếp xuất sắc cũng như cách giải quyết vấn đề ổn thỏa, hiệu quả của bạn trong cách hành xử với những khách hàng loại này sẽ quyết định đến sự thành công hay thất bại của công ty

Theo Nhanh.vn

The post Bí quyết làm hài lòng những khách hàng khó tính nhất appeared first on Trần Nguyễn Tuấn Anh.

]]>
Học và làm marketing có khó không? https://trannguyentuananh.com/hoc-va-lam-marketing-co-kho-khong.html Mon, 13 Jan 2025 08:26:03 +0000 https://nhadatdaknong.net/?p=1789 Nhiều bạn trẻ yêu thích Marketing nhưng không biết học và làm ngành này có khó không? Trước khi tìm hiểu học và làm marketing dễ hay khó? Bạn phải hiểu rõ ngành marketing là gì, ra trường làm gì và marketing phù hợp với những ai và những kiến thức và kỹ năng căn […]

The post Học và làm marketing có khó không? appeared first on Trần Nguyễn Tuấn Anh.

]]>
Nhiều bạn trẻ yêu thích Marketing nhưng không biết học và làm ngành này có khó không? Trước khi tìm hiểu học và làm marketing dễ hay khó? Bạn phải hiểu rõ ngành marketing là gì, ra trường làm gì và marketing phù hợp với những ai và những kiến thức và kỹ năng căn bản cần trang bị cho bản thân? Trả lời được những câu hỏi này, bạn có thể hoàn toàn tự tin khi tham gia vào ngành marketing. Bài viết này sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc đó.

1. Nên hiểu kiến thức căn bản về ngành Marketing

Muốn biết học marketing có khó không, trước tiên điều bạn nên làm là tìm hiểu khái quát về ngành marketing. Thực chất, đây là một trong những hình thức kinh doanh không thể thiếu trong mọi doanh nghiệp. Ngành này bao gồm rất nhiều hoạt động hướng đến khách hàng và phục vụ mục đích làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Đây cũng là cầu nối duy nhất và bền vững nhất để kết nối giữa doanh nghiệp với khách hàng mục tiêu của mình.

Học và làm marketing có khó không? Nghề marketing dễ hay khó?

Cần trang bị cho mình những kiến thức nền tảng về ngành Marketing trước khi quyết định dấn thân

Để có thể trở thành chuyên gia trong lĩnh vực marketing, bắt buộc bạn phải trang bị được cho mình những kỹ năng mềm và kỹ năng chuyên môn chuyên nghiệp. Trong những kỹ năng cần có đó, kỹ năng phân tích thị trường, khách hàng là kỹ năng đầu tiên và cũng quan trọng nhất quá trình làm chiến lược marketing.

Để làm việc trong ngành, bạn phải là người năng động, sáng tạo. Marketing không phù hợp cho những người chỉ muốn ngồi một chỗ bởi đặc trưng của ngành này yêu câu bạn phải khảo sát thị trường, tìm hiểu nhu cầu người dùng để tiêu thụ sản phẩm.

Khoá học: Lập kế hoạch kinh doanh và marketing thực tế

2. Học marketing có khó không?

Theo nhận định của các chuyên gia trong lĩnh vực marketing thì nghề này còn khá mới, xuất hiện ở nước ta khoảng chục năm. Điều này khiến các marketer chuyên nghiệp cho rằng, làm marketing ở Việt Nam không hề đơn giản và đầy rẫy chông gai, thử thách.

Hiện nay, giáo trình ngành này chưa hoàn thiện, được cập nhật hàng ngày nhưng vẫn nặng về lý thuyết. Để theo học ngành này, mỗi cá nhân phải có sự tư duy và biết chọn lọc thông tin. Cũng bởi vậy, người làm Marketing thường gặp áp lực từ nhiều phía.

Học và làm marketing có khó không? Nghề marketing dễ hay khó?

Học marketing khó hay dễ tuỳ thuộc vào sở tích, và năng lực mỗi người

Học marketing khó hay dễ tùy thuộc vào sự đam mê, quyết tâm và năng lực của mỗi người. Nếu yêu thích nó, bạn đừng ngại ngần thử sức trong lĩnh vực thú vị này. Niềm đam mê sẽ giúp bạn vượt qua mọi khó khăn trong học tập và công việc. Tuy khó khăn, nhưng đây cũng là nghề thú vị và đáng để cho bạn thử.

3. Làm sao để học marketing dễ dàng?

Bất cứ nghề nào cũng có những khó khăn và lợi thế riêng, Marketing cũng không phải là ngoại lệ. Để học được ngành marketing dễ dàng hơn, bạn hãy tham gia học tập tại các trường đào tạo bài bản, chuyên nghiệp. Bởi tại đó, bạn mới có thể được giúp đỡ trong quá trình tiếp cận kiến thức, thực hành với sản phẩm của mình, như vậy, bạn sẽ cảm thấy việc học và theo nghề marketing nhẹ nhàng hơn.

Đăng ký học marketing online cho người mới tại đây

4. Làm sao để làm tốt trong ngành marketing?

Trên con đường theo đuổi ngành marketing, nếu trong tay chỉ những kiến thức lý thuyết cơ bản học được từ trươn cộng với một ít trải nghiệm làm nghề thì chưa bao giờ là đủ. Dịch chuyển liên tục theo sự biến động của thị trường và sự phát triển của công nghệ, kiến thức ngành marketing cũng luôn liên tục được làm mới và bổ sung. Việc học marketing là một chặng đường dài không có điểm dừng. Nếu bạn dừng việc học lại đồng nghĩa với việc bạn sẽ bị tụt hậu.Trước hết đừng đứng yên tại chỗ! Song hành với làm, đừng quên rằng bạn phải liên tục bổ xung kiến thức ngành.

Học và làm marketing có khó không? Nghề marketing dễ hay khó?

Song hành với làm, đừng quên rằng bạn phải liên tục bổ xung kiến thức ngành.

Đừng lặp đi lặp lại các công việc mà bạn đã thành thục, hãy chủ động tạo ra những thử thách mới cho công việc hằng ngày của mình.

Đừng đơn thuần chỉ là làm marketing, hãy tìm hiểu sự vận hành của một doanh nghiệp, từ sản xuất đến phân phối, quảng bá, bán hàng, thương hiệu, chiến lược, tài chính, R&D…, hiểu cách mà doanh nghiệp làm ra lợi nhuận. Đừng đơn thuần chỉ là tìm hiểu khách hàng qua số liệu, hãy khám phá để am hiểu đối tượng mà mình đang hướng tới, hiểu họ là ai, họ muốn gì, họ yêu gì, ghét gì, sự thay đổi thói quen mua sắm của họ,… để kịp thời phát hiện và cập nhật những insight mới cho hoạt động marketing.

Ngoài những yếu tố nội bộ và liên quan trực tiếp tới công việc như trên, hãy mở rộng phạm vi tìm hiểu những yếu tố gián tiếp và bên ngoài, đó là những yếu tố tác động từ môi trường vĩ mô (kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, công nghệ, môi trường), những tác động của môi trường vi mô (đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp, sản phẩm thay thế, các tổ chức ảnh hưởng…). Kiến thức nền của bạn gia tăng, đồng nghĩa với việc bạn có nhiều chất liệu để sáng tạo, tư duy và hoạch định các chiến lược marketing sau này.

Tập hợp những cuốn sách gối đầu giường của dân Marketing, chỉ cần google cụm từ đó và chọn lọc, bạn sẽ tìm thấy cho mình những đầu sách phù hợp. Hầu hết các cuốn sách đó đều được dịch từ nước ngoài. Nếu được, hãy cố gắng tìm đọc phiên bản gốc bằng tiếng Anh. Đó là cách tốt nhất để bạn có thể làm giàu nền tảng kiến thức của mình.

Làm nghề marketing cũng như làm bất cứ nghề nào khác, bạn sẽ tiến bộ nhanh hơn nếu có một người hướng dẫn, chỉ dạy. Có trình độ cao hơn, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực mà bạn đang theo đuổi, họ là người có thể giải thích cho bạn những điều bạn chưa hiểu, uốn nắn những cái sai lệch, đưa ra lời khuyên giúp bạn vượt qua những khó khăn trở ngại..

Họ có thể chính là sếp, là cấp trên của bạn.

Ho cũng có thể là những đàn anh, đàn chị trong nghề mà bạn “follow” trên các mạng xã hội. Nếu bạn “follow” đúng người, những giá trị bạn nhận được sẽ thật sự hữu ích và giúp bạn tiến xa trong ngành.

Còn để cập nhật những kiến thức mới nhất và gần gũi nhất với thị trường trong nước nhất? Đừng quên thường xuyên ghé thăm Admarket.vn để có những bài viết bổ ích liên quan về ngành marketing. Nếu bạn đang lạc lối, chưa có cái nhìn tổng quan và sự thấu hiểu về thị trường, đây cũng sẽ là một gợi ý hay để bạn tham khảo.

5. Tạm kết

Xin được nhắc lại rằng, học nghề marketing hay bất cứ ngành nghề nào, bạn cần có một kiến thức nền tảng chuyên môn nhất định, được đào tạo qua trường lớp mới đủ kiến thức căn bản để bắt đầu con đường nghề nghiệp. Với Marketing, để học và bước chân vào ngành không khó, thậm chí phần lớn thông tin tuyển dụng hiện nay còn không yêu cầu ứng viên phải tốt nghiệp đúng chuyên ngành. Nhưng để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực và trụ được trong ngành Marketing luôn thay đổi và dịch chuyển không ngừng này, muốn bật lên, cách duy nhất chính là đừng đứng yên tại chỗ. Liên tục làm mới bản thân, cả về kiến thức, kĩ năng lẫn tư duy và cảm nhận. Một khi giữ cho mình được thói quen chuyển động không ngừng, bạn sẽ đi lên chứ không chỉ còn đi ngang!

The post Học và làm marketing có khó không? appeared first on Trần Nguyễn Tuấn Anh.

]]>
Trade Marketing là gì? 7 bước xây dựng chiến lược Trade Marketing thành công https://trannguyentuananh.com/trade-marketing-la-gi-7-buoc-xay-dung-chien-luoc-trade-marketing-thanh-cong.html Mon, 13 Jan 2025 08:20:59 +0000 https://nhadatdaknong.net/?p=1786 Trade Marketing là gì là một khái niệm có phần khá mới mẻ tại Việt Nam. Nên nhiều người dù hiểu về trade marketing nhưng vẫn loay hoay chưa biết phải làm sao để xây dựng được chiến lược trade marketing thành công. Và trade marketing quan trọng như thế nào với 1 doanh nghiệp. Nếu thế, hãy cùng Admarket tìm hiểu những […]

The post Trade Marketing là gì? 7 bước xây dựng chiến lược Trade Marketing thành công appeared first on Trần Nguyễn Tuấn Anh.

]]>
Trade Marketing là gì là một khái niệm có phần khá mới mẻ tại Việt Nam. Nên nhiều người dù hiểu về trade marketing nhưng vẫn loay hoay chưa biết phải làm sao để xây dựng được chiến lược trade marketing thành công. Và trade marketing quan trọng như thế nào với 1 doanh nghiệp. Nếu thế, hãy cùng Admarket tìm hiểu những điều này thông qua bài viết này nhé!

Trade marketing là gì?

Trade marketing là gì? Nếu dịch từ google dịch bạn nhận được đáp án là: tiếp thị thương mại. Hiểu 1 cách rõ ràng thì trade marketing là toàn bộ chuỗi hoạt động, tổ chức, xây dựng thương hiệu, chiến lược ngành hàng tại các điểm bán (hệ thống kênh phân phối).

Trade marketing là gì - Trade marketing chính là: tiếp thị thương mại
Trade marketing là gì – Trade marketing chính là: tiếp thị thương mại (Nguồn: Internet)

Đúng như tên gọi, thông qua quá trình tiếp thị thương mại doanh nghiệp thấu hiểu khách hàng của công ty và người mua hàng (shopper). Nhờ đó, tăng nhu cầu (needs) của các nhà bán buôn, bán lẻ, nhà phân phối, khách hàng tiềm năng. Và giúp tối ưu doanh số, tăng thị phần, lợi nhuận cho cả doanh nghiệp và khách hàng.

Trade marketing là toàn bộ chuỗi hoạt động, tổ chức, xây dựng thương hiệu, chiến lược ngành hàng tại các điểm bán
Trade marketing là toàn bộ chuỗi hoạt động, tổ chức, xây dựng thương hiệu, chiến lược ngành hàng tại các điểm bán (Nguồn: Internet)

Vậy nói tóm lại thì trade marketing là gìTrade marketing chính là việc mà doanh nghiệp bằng cách nào đó phải khiến nhà phân phối, nhà bán lẻ hứng thú nhập hàng của mình. Trong khi đó người tiêu dùng sẽ tìm thấy ngay sản phẩm của doanh nghiệp bạn mỗi khi mua sắm.

Và nếu như marketing thông thường trực tiếp nhắm đến người tiêu dùng thông qua truyền thông, quảng cáo rầm rộ trên các phương tiện đại chúng thì trade marketing tập trung chủ yếu ở điểm bán sản phẩm và hệ thống kênh phân phối để nhãn hàng dễ dàng đến tay người tiêu dùng nhất.

Bạn đã biết trade marketing là gì. Vậy trade marketing đóng vai trò quan trọng như thế nào với mỗi doanh nghiệp?

Trade marketing quan trọng với doanh nghiệp như thế nào?

Trade marketing hiện nay thực sự quan trọng đối với doanh nghiệp. Bởi khi hiểu được trade marketing là gì doanh nghiệp sẽ thấy rõ việc phải cần thiết phải:

  • Đưa ra những chiến lược bán hàng và phân phối hàng hóa đúng đắn. Đồng thời những chiến lược trên phải có sự đồng bộ với các chiến lược tiếp thị thương mại khác mà họ đang thực hiện.
  • Phân tích, đánh giá nhu cầu, mong muốn của khách mua hàng và các nhà bán lẻ. Từ đây doanh nghiệp sẽ đưa ra được chiến lược trade marketing hiệu quả nhất với từng đối tượng.
Trade marketing thực sự quan trọng với mỗi doanh nghiệp
Trade marketing thực sự quan trọng với mỗi doanh nghiệp (Nguồn: Internet)

Bạn dễ dàng nhận thấy tầm quan trọng của trade marketing đối với doanh nghiệp qua những số liệu dưới đây:

  • 75% khách hàng quyết định mua hàng tại các điểm bán.
  • 35% khách hàng sẵn sàng thay đổi quyết định của mình có những yếu tố tác động trong cửa hàng.
  • Hơn 1 triệu điểm bán đã được mở ra và ngày càng phát triển nhiều loại hình bán lẻ khác với các đòi hỏi cao hơn.

Và từ những số liệu này bạn cũng có thể đánh giá được thị trường Việt Nam ngày càng đón nhận trade marketing và tạo điều kiện cho chiến lược này ngày một phát triển.

Trade marketing ngày càng được đánh giá cao tại thị trường Việt Nam
Trade marketing ngày càng được đánh giá cao tại thị trường Việt Nam (Nguồn: Internet)

Khi bạn đã biết trade marketing là gì và tầm quan trọng của tiếp thị thương mại với doanh nghiệp, bạn cần xây dựng được chiến lược trade marketing. Và nếu bạn cần gợi ý thì xem nội dung bên dưới nhé!

7 bước xây dựng chiến lược Trade Marketing thành công

Biết trade marketing là gì mà không biết cách để xây dựng chiến lược trade marketing thì rất đáng tiếc. Do đó, Admarket chia sẻ 7 bước giúp bạn xây dựng thành công chiến lược trade marketing:

Bước 1: Nghiên cứu thị trường

Bạn cần hiểu một vài điều dưới đây nếu muốn nghiên cứu thị trường hiệu quả:

  • Khách hàng mục tiêu của bạn đang có nhu cầu và yêu cầu gì?
  • Xác định đối thủ trực tiếp của doanh nghiệp mình, xác định mức giá cho các sản phẩm và chuẩn bị chiến lược cho bản thân.
  • Tìm kiếm các cơ hội kinh doanh trên thị trường ở thời điểm hiện tại để tận dụng cho doanh nghiệp mình.

Bước 2: Biết và hiểu về những xu hướng của thị trường hiện tại

Khi bạn đã hiểu về tâm lý và hành vi của khách hàng mục tiêu và nắm được những xu hướng của thị trường hiện tại, bạn sẽ có những thay đổi/bổ sung cho sản phẩm của mình. Điều này làm cho sản phẩm của bạn có đặc điểm nổi trội hơn những sản phẩm khác trên thị trường và giúp tăng tỉ lệ chốt đơn cho doanh nghiệp mình.

Nắm được xu hướng của thị trường hiện tại giúp bạn tạo ra sản phẩm phù hợp nhất với thị trường và tăng tỉ lệ chốt đơn
Nắm được xu hướng của thị trường hiện tại giúp bạn tạo ra sản phẩm phù hợp nhất với thị trường và tăng tỉ lệ chốt đơn (Nguồn: Internet)

Bước 3: Thiết kế sản phẩm nổi bật, độc nhất

Khi bạn đã biết trade marketing là gì, nghiên cứu thị trường và nắm được xu hướng thị trường hiện tại thì tiếp theo bạn cần thiết kế sản phẩm của doanh nghiệp mình thật nổi bật, độc đáo để tăng sự thu hút.

Thiết kế sản phẩm bao gồm việc định hình bao bì, hình dáng và màu sắc của sản phẩm. Việc này không chỉ giúp sản phẩm thu hút mà còn góp phần thể hiện được chất lượng của sản phẩm.

Bạn thiết kế sản phẩm độc nhất, nổi bật như thế nào thì cũng phải đảm bảo chúng đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng mục tiêu. Và hơn hết sản phẩm còn phải là sự lựa chọn tốt nhất trong các sản phẩm tương tự đang có mặt trên thị trường.

Bước 4: Xây dựng tên thương hiệu

Tên thương hiệu thực sự quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Bởi nhà bán lẻ sẽ luôn muốn trưng bày sản phẩm của doanh nghiệp bạn trong cửa hàng khi doanh nghiệp bạn sở hữu thương hiệu nổi bật.

Và người tiêu dùng cũng dễ dàng chọn những sản phẩm dựa trên hình ảnh thương hiệu nổi bật mà họ đã thấy. Chính vì vậy, việc doanh nghiệp bạn xây dựng tên thương hiệu tốt đã là bước đệm giúp doanh nghiệp bạn thành công hơn các đối thủ cạnh tranh khác.

Xây dựng tên thương hiệu  tốt đã là bước đệm giúp doanh nghiệp bạn thành công hơn các đối thủ cạnh tranh khác
Xây dựng tên thương hiệu  tốt đã là bước đệm giúp doanh nghiệp bạn thành công hơn các đối thủ cạnh tranh khác (Nguồn: Internet)

Bước 5: Chuẩn bị các ưu đãi phù hợp nhất cho từng nhà bán lẻ

Khi bạn đã nắm được trade marketing là gì và thực hiện được 4 bước trong xây dựng chiến lược tiếp thị thương mại thì bước tiếp theo bạn cần chuẩn bị các ưu đãi phù hợp nhất cho từng nhà bán lẻ.

Bạn cần lên kế hoạch và dự toán thật kỹ khi đưa ra 1 số ưu đãi dành cho các nhà bán lẻ và bán sỉ của mình. Việc này không chỉ giúp khuyến khích đối tác của bạn nhập hàng mà còn giúp tối đa lợi nhuận cho bạn.

Bước 6: Xây dựng chiến lược quảng cáo theo từng thời điểm

Bạn cần xây dựng và thực hiện các chiến lược quảng cáo theo từng thời điểm. Việc này giúp doanh nghiệp luôn tạo được “sức nóng” cho sản phẩm đồng thời mang sản phẩm đến gần hơn với khách hàng mục tiêu của bạn.

Bước 7: Triển khai kế hoạch và kiên nhẫn chờ đợi kết quả

Khi đã chuẩn bị hoàn hảo 6 bước trong chiến lược trade marketing kể trên thì bước quan trọng nhất đó là bạn cần triển khai chiến lược và kiên nhẫn chờ đợi hiệu quả mà các dự án mang lại.

Thêm vào đó, bạn cần theo dõi sát các giai đoạn của chiến lược để có thể đưa ra những đánh giá và điều chỉnh sao cho phù hợp nhằm tối ưu kết quả cuối cùng.

The post Trade Marketing là gì? 7 bước xây dựng chiến lược Trade Marketing thành công appeared first on Trần Nguyễn Tuấn Anh.

]]>
Phân loại khách hàng và 5 nguyên tắc phân loại hiệu quả https://trannguyentuananh.com/phan-loai-khach-hang-va-5-nguyen-tac-phan-loai-hieu-qua.html Mon, 13 Jan 2025 08:19:29 +0000 https://nhadatdaknong.net/?p=1783 Khi kinh doanh một loại sản phẩm, dịch vụ bất kỳ nào, phân loại khách hàng chính là thao tác quan trọng và cần thiết mà các doanh nghiệp cần thực hiện để các khách hàng được chăm sóc riêng biệt. Thông qua hoạt động phân loại, các doanh nghiệp có thể xác định được những đối tượng […]

The post Phân loại khách hàng và 5 nguyên tắc phân loại hiệu quả appeared first on Trần Nguyễn Tuấn Anh.

]]>
Khi kinh doanh một loại sản phẩm, dịch vụ bất kỳ nào, phân loại khách hàng chính là thao tác quan trọng và cần thiết mà các doanh nghiệp cần thực hiện để các khách hàng được chăm sóc riêng biệt. Thông qua hoạt động phân loại, các doanh nghiệp có thể xác định được những đối tượng nào có giá trị cao để từ đó tìm cách giữ chân và cung cấp dịch vụ phù hợp nhất.

Phân loại khách hàng là gì

Bởi khi số lượng khách hàng tăng nhanh, doanh nghiệp khó có thể kiểm soát được hết. Thực hiện phân chia các nhóm khách hàng sẽ giúp hoạt động Marketing của doanh nghiệp diễn ra tốt hơn. Vậy phân loại khách hàng là gì và có những nguyên tắc phân loại khách hàng nào mà doanh nghiệp có thể áp dụng? Hãy cùng Admarket tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Khái niệm phân loại khách hàng

Phân loại khách hàng là hành động tìm kiếm và xác định những đặc điểm chung ở một nhóm khách hàng, đây là một trong những chiến lược chăm sóc khách hàng hiệu quả. Bởi giúp doanh nghiệp nắm bắt chính xác nhất những đặc điểm chung trong dữ liệu của tệp khách hàng.

Khái niệm phân loại khách hàng

Phân loại khách hàng trả lời cho câu hỏi: Những người này có gì giống nhau và thói quen khi mua hàng của họ như thế nào? Phân chia khách hàng thành những nhóm có chung đặc điểm để dễ dàng quản lý và nhắm mục tiêu tốt hơn

Tiêu chí phân loại của từng doanh nghiệp sẽ khác nhau tùy thuộc vào quy mô và tính chất hoạt động kinh doanh. Khai thác và nắm giữ càng nhiều thông tin về khách hàng, việc phân loại sẽ càng hiệu quả.

Tầm quan trọng của phân loại khách hàng đến doanh nghiệp

Trong bối cảnh thị trường rộng lớn, nhu cầu và thói quen mua sắm của người tiêu dùng ngày càng biến đổi và khó nắm bắt, phân loại khách hàng đã trở thành một trong những khía cạnh quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp.

Ngoài ra, nếu không có hiểu biết sâu sắc về nhóm khách hàng hiện tại, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc phân bổ và sử dụng nguồn nhân lực của mình một cách hiệu quả. Hơn nữa, việc thiếu tập trung vào phân khúc tốt nhất có thể dẫn đến các chiến lược phát triển sản phẩm và tiếp cận thị trường một cách tràn lan, từ đó cản trở khả năng của doanh nghiệp trong việc tương tác đầy đủ với các đối tượng mục tiêu của mình.

Tầm quan trọng của phân loại khách hàng đến doanh nghiệp

Các doanh nghiệp đều mong muốn có thể đáp ứng được mọi nhu cầu của tất cả khách hàng, tuy nhiên, thực tế điều này rất khó đạt được. Thay vì dàn trải nguồn lực vào toàn bộ thị trường, việc tập trung vào những nhóm đối tượng cụ thể thông qua hoạt động phân loại sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng cơ hội giữ chân khách hàng, cung cấp các dịch vụ khách hàng được cá nhân hóa (bằng cách hiểu nhu cầu, sở thích và hành vi của họ). Đồng thời, phân loại khách hàng thích hợp còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các chiến lược marketing của doanh nghiệp và tối ưu hóa các khoản đầu tư vào kế hoạch chăm sóc khách hàng.

Ý nghĩa của việc phân loại khách hàng

Phân loại khách hàng cho phép marketer điều chỉnh tốt hơn các nỗ lực marketing của họ đến từng nhóm đối tượng khác nhau.

  • Tạo và truyền đạt các thông điệp marketing được nhắm mục tiêu tới nhóm khách hàng cụ thể
  • Cải thiện các cơ hội sản phẩm hoặc dịch vụ mới
  • Cải thiện và thiết lập các mối quan hệ khách hàng mới
  • Thử nghiệm các chiến lược giá mới
  • Tập trung vào những khách hàng mang lại nhiều lợi ích nhất
  • Cải thiện dịch vụ tư vấn và chăm sóc khách hàng
  • Rút ngắn thời gian tìm kiếm thông tin và dữ liệu khách hàng

Các nguyên tắc phân loại khách hàng

Trong thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc làm hài lòng tất cả khách hàng là điều vô cùng khó đối với mỗi doanh nghiệp. Và để ngân sách cũng như những nỗ lực của doanh nghiệp mang lại hiệu quả tốt nhất, điểm mấu chốt là doanh nghiệp cần tập trung vào nhóm khách hàng có lợi nhất. Do đó, phân loại khách hàng trở thành công việc quan trọng của mỗi doanh nghiệp bất kể quy mô hay ngành nghề. Dưới đây là tổng hợp 5 nguyên tắc phân loại khách hàng phổ biến nhất mà bạn có thể áp dụng vào doanh nghiệp của mình.

Phân loại khách hàng theo tâm lý mua hàng

Ưa chuộng hình thức: Đây là nhóm khách hàng đặc biệt quan tâm đến hình thức sản phẩm, do đó để đáp ứng nhu cầu của họ các doanh nghiệp cần phân tích kỹ sở thích của nhóm này để tạo ra những sản phẩm phù hợp nhất.

Săn đón chính sách khuyến mãi: Mặc dù nhóm người khách hàng này thường không mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp nhưng lại là nhóm tiêu dùng chính thúc đẩy tiêu thụ cho những sản phẩm khó bán, tồn kho hay ít người sử dụng. Đối với nhóm này, yếu tố về giá cả và các dịch vụ khuyến mãi khác sẽ được ưu tiên chú trọng.

Thái độ tư vấn, phục vụ của doanh nghiệp: Đây là nhóm khách hàng khá khó chiều, tuy nhiên, nếu doanh nghiệp có thể đánh trúng và nắm bắt được tâm lý của nhóm này thì có thể thu được rất nhiều lợi ích.

Thích được trải nghiệm và sử dụng những sản phẩm mới nhất: Nhóm khách hàng này thích chạy theo xu hướng và được đánh giá là nhóm dễ khai thác nhất. Để chinh phục nhóm này, doanh nghiệp cần thường xuyên thay đổi/tạo ra sản phẩm mới phù hợp với trào lưu hoặc đầu tư vào một số dịch vụ trải nghiệm hấp dẫn, thú vị.

Trên thực tế, có rất nhiều yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến hành vi mua hàng, nhưng đây được coi là những yếu tố phổ biến và thường gặp nhất.

Phân loại khách hàng theo lợi ích mang lại cho doanh nghiệp

Khách hàng trung thành: Đây là nhóm khách hàng mang lại lợi ích lớn nhất, chiếm gần 70% doanh thu của doanh nghiệp, do đó cần có những chính sách đặc biệt để giữ chân và mở rộng nhóm khách hàng đặc biệt này.

Khách hàng tiềm năng: Là những khách hàng đã/đang hoặc chuẩn bị sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Đây là nhóm khách hàng sẽ mang lại lợi ích trong tương lai, do đó, các doanh nghiệp cần có những chiến lược cụ thể để thu hút và biến họ trở thành thế hệ những khách hàng trung thành tiếp theo.

Phân loại khách hàng theo lợi ích mang lại cho doanh nghiệp

Khách hàng mang lại giá trị lợi ích nhỏ: Nhóm khách hàng này đa phần tập trung vào những sản phẩm/dịch vụ có giá cả thấp và giá trị nhỏ, vì vậy thường không mang lại nhiều doanh thu cho doanh nghiệp.

Khách hàng tiêu cực: Nhóm khách hàng này bao gồm những đối tượng mua hàng khó tính, khó tiếp cận hoặc có thể là những khách hàng chỉ mua hàng một lần.

Phân loại khách hàng theo độ tuổi

Tuổi tác là một trong những yếu tố phổ biến nhất trong phân loại khách hàng do sự khác biệt đáng kể giữa nhu cầu và thị hiếu của các nhóm tuổi khác nhau. Phân loại theo độ tuổi giúp việc nhắm mục tiêu người dùng trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

  • Tuổi tác thường chia khách hàng thành các nhóm với hành vi và nhu cầu khác nhau, không giống như những yếu tố khác. Ví dụ: việc cung cấp sản phẩm/dịch vụ tại nhiều khu vực địa lý có thể không khác nhau nhưng nếu xét theo tuổi tác thì sẽ lại hoàn toàn khác biệt.
  • Tuổi tác không chỉ phản ánh sự phát triển sinh học của con người mà còn thể hiện những đặc điểm quan trọng khác về kinh nghiệm, về lối sống,… đây đều là những yếu tố cần phải được tính đến trong quá trình marketing và sản xuất. Chẳng hạn, thế hệ 9x có những đặc điểm và trải nghiệm hoàn toàn khác so với những thanh thiếu niên trong thế hệ 10x.
  • Các nhóm tuổi ở mỗi thế hệ khác nhau về thói quen mua hàng và cách họ phản ứng với quảng cáo. Ví dụ, gen X có xu hướng dành phần lớn thời gian cho các nền tảng mạng xã hội, trong khi gen Y và các thế hệ về trước có xu hướng sử dụng email thường xuyên hơn.

Phân loại khách hàng theo độ tuổi

Mỗi độ tuổi có đặc điểm tâm lý, thói quen và hành vi khác nhau nên việc phân loại theo độ tuổi là điều cần thiết

Thị trường có thể được phân chia thành nhiều độ tuổi khác nhau tùy thuộc vào mục đích của từng doanh nghiệp, nhưng nhìn chung các nhóm này đều phản ánh vòng đời của khách hàng: trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên, người trưởng thành, trung niên và người lớn tuổi.

Phân loại khách hàng theo nhu cầu thực tế

Tập trung vào những nhu cầu thực tế của người tiêu dùng sẽ giúp quá trình phân loại tốt hơn. Dưới đây là một số nhu cầu đặc trưng có tác động đến quyết định mua của khách hàng mà các doanh nghiệp cần chú ý:

  • Yếu tố khoảng cách hoặc địa điểm mua hàng
  • Giá thành, chất lượng sản phẩm hoặc các dịch vụ gia tăng
  • Khả năng tài chính sẵn có
  • Thương hiệu và tên tuổi của sản phẩm trên thị trường
  • Mẫu mã, kiểu dáng của sản phẩm

Phân loại khách hàng theo nhu cầu thực tế

Phân loại khách hàng ngẫu nhiên

Khách hàng ngẫu nhiên là những khách hàng ghé thăm cửa hàng/website một cách bất ngờ, đến từ những nơi khác nhau, có nhu cầu mua hàng cấp thiết. Mặc dù tuổi đời của nhóm khách hàng này khá ngắn, họ có thể nhanh chóng rời đi khi đã mua được hàng hoặc tìm được chỗ mới tối ưu hơn. Nhưng doanh nghiệp có thể biến họ trở thành nhóm khách hàng tiềm năng nếu sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn làm hài lòng họ.

Tạm kết

Phân loại khách hàng cho phép các công ty nhắm mục tiêu các nhóm đối tượng cụ thể, đồng thời phân bổ hiệu quả các nguồn lực marketing và tối đa hóa các cơ hội bán chéo và bán thêm. Phân loại khách hàng cũng hỗ trợ cải thiện dịch vụ chăm sóc, tư vấn, đồng thời gia tăng sự trung thành và giữ chân khách hàng.

Nguồn: Marketing Ai

The post Phân loại khách hàng và 5 nguyên tắc phân loại hiệu quả appeared first on Trần Nguyễn Tuấn Anh.

]]>
Thị trường ngách là gì? Chiến lược xây dựng thị trường ngách cho Start-up https://trannguyentuananh.com/thi-truong-ngach-la-gi-chien-luoc-xay-dung-thi-truong-ngach-cho-start-up.html Mon, 13 Jan 2025 08:18:07 +0000 https://nhadatdaknong.net/?p=1780 Thị trường kinh doanh ngày càng gay gắt và khó khăn, yêu cầu bạn phải có chiến lược thị trường cụ thể cho doanh nghiệp, đặc biệt với những doanh nghiệp mới phát triển. Trong đó, thị trường ngách là yếu tố đóng vai trò quan trọng và giúp bạn đi đến thành công dễ […]

The post Thị trường ngách là gì? Chiến lược xây dựng thị trường ngách cho Start-up appeared first on Trần Nguyễn Tuấn Anh.

]]>
Thị trường kinh doanh ngày càng gay gắt và khó khăn, yêu cầu bạn phải có chiến lược thị trường cụ thể cho doanh nghiệp, đặc biệt với những doanh nghiệp mới phát triển. Trong đó, thị trường ngách là yếu tố đóng vai trò quan trọng và giúp bạn đi đến thành công dễ dàng hơn. Vậy thị trường ngách là gì và cách xây dựng thị trường ngách như thế nào? Hãy cùng Admarket tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

1. Thị trường ngách là gì?

Thị trường ngách (niche market) là phân đoạn nhỏ hay phân khúc nhỏ được phát triển từ quy mô của thị trường lớn được xác định bởi nhu cầu khách hàng thông qua nhu cầu, sở thích hoặc bản sắc riêng biệt của khách hàng để tạo thành một thị trường. Hiểu đơn giản, thị trường ngách là một khoảng rộng thị trường với nhóm khách hàng mục tiêu riêng biệt, tận dụng các khe hở thị trường để kinh doanh.
Thế nên, thị trường ngách giúp các doanh nghiệp tập trung phát triển kinh doanh sản phẩm của mình sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng. Mặc dù thị trường này là một ngách nhỏ trong thị trường lớn nhưng bạn đánh đúng nhu cầu của người dùng thì sẽ làm chuyển đổi tỷ số kinh doanh và mang về nhiều lợi nhuận.
Mỗi lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh đều có một góc nhỏ mà bạn có thể phát triển riêng. Chẳng hạn như trong lĩnh vực kinh doanh các thực phẩm chức năng, một số đơn vị đã chọn thị trường ngách kinh doanh cụ thể cho họ là chuyên về một sản phẩm phẩm nào đó như dưỡng trắng da, dưỡng tóc, bồi bổ sức khỏe,…
Thị trường ngách là gì?

2. Lợi thế và trở ngại trong thị trường ngách

Lợi thế của thị trường ngách

Thị trường ngách đóng vai trò quan trọng trong thị trường kinh doanh, nhất là với những doanh nghiệp hay công ty Startup vì có ít cạnh tranh và cơ hội thành công sẽ cao hơn. Vì thế, thị trường ngách mang đến cho doanh nghiệp lợi thế kinh doanh như sau:
  • Tạo mối quan hệ tốt giữa thương hiệu và khách hàng: Nếu bạn tiếp cận với thị trường ngách thì phạm vi khách hàng sẽ thu hẹp hơn giúp bạn có thời gian phát triển chất lượng sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng. Qua đó, doanh nghiệp và công ty có thể xây dựng mối quan hệ dài lâu.
  • Hạn chế chi phí cho các chương trình marketing: Vì những sản phẩm bạn kinh doanh trong thị trường ngách đã phục vụ đầy đủ mọi nhu cầu của khách hàng nên bạn không phải xây dựng những chương trình khuyến mãi hay quảng cáo.
  • Tăng doanh thu bán hàng: Những sản phẩm, dịch vụ bạn cung cấp trong thị trường ngách đã đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng nên người dùng sẽ lựa chọn nhiều hơn, thậm chí giới thiệu đến bạn bè giúp doanh nghiệp, công ty phát triển doanh số.
  • Giảm khả năng cạnh tranh: Sản phẩm bạn đang kinh doanh trong thị trường ngách là độc nhất hoặc ít doanh nghiệp kinh doanh thì tỷ lệ cạnh tranh sẽ giảm đáng kể.
  • Khẳng định thương hiệu: Thị trường ngách sẽ có số lượng khách hàng ít hơn, nhưng về lâu dài bạn sẽ có một chỗ đứng vững chắc trong lòng khách hàng.
Lợi thế của thị trường ngách

Trở ngại của thị trường ngách

Bên cạnh những lợi thế thì thị trường ngách còn mang đến cho mình một số trở ngại như sau:
  • Dễ rơi vào hố đen thị trường: Thị trường ngách có phân khúc cụ thể nhưng không ổn định bắt buộc doanh nghiệp, công ty phải đứng giữa lựa chọn là thay đổi chiến lược cụ thể hoặc chấp nhận bị quên lãng giữa những thương hiệu thành công. Vì thế, khả năng kinh doanh thất bại có thể xảy ra nên bạn hãy xây dựng chiến lược cụ thể.
  • Chiến đấu với thương hiệu lớn: Không chỉ có những doanh nghiệp nhỏ lựa chọn thị trường ngách kinh doanh mà còn cả những ông lớn. Thế nên, bạn cần nỗ lực hơn để cán cân có thể đạt độ cân bằng và thu hút khách hàng, giữ được khách hàng ở lại với thương hiệu của mình.
  • Khó xác định được lượng khách hàng lâu dài: Những sản phẩm mới, chất lượng và giá cả hợp lý sẽ hấp dẫn khách hàng lựa chọn, nên doanh nghiệp hay công ty sẽ không có lượng khách hàng ổn định. Khi đó, thương hiệu cần đổi mới và đưa ra nhiều chiến lược mới lạ để thu hút khách hàng.
Trở ngại của thị trường ngách

3. Xác định thị trường ngách như thế nào?

Thị trường ngách được xác định bởi những yếu tố như sau:
  • Giá cả: Cao cấp, trung cấp, giảm giá.
  • Nhân khẩu học: Giới tính, độ tuổi, mức thu nhập, trình độ học vấn.
  • Mức độ chất lượng: Cao cấp, thủ công.
  • Tâm lý học: Giá trị, sở thích, thái độ.
  • Địa lý: Cư dân của một quốc gia, thành phố hoặc vùng lân cận nhất định.
Bên cạnh đó, thị trường ngách yêu cầu doanh nghiệp và công ty cần nghiên cứu rõ về sở thích và nhu cầu khách hàng, đối thủ cạnh tranh và những biến động của thị trường. Từ đó xác định cho mình chiến lược kinh doanh cụ thể.
Xác định thị trường ngách như thế nào?

4. Chiến lược xây dựng thị trường ngách khôn ngoan

Sử dụng Google tìm kiếm thị trường ngách

Sử dụng Google tìm kiếm thị trường ngách là cách đơn giản, nhanh chóng và mang đến hiệu quả cao. Thông qua Google bạn có thể tìm thấy những xu hướng, đối tượng hoặc nhu cầu chưa được phục vụ trên thị trường. Đồng thời, bạn có thể sử  dụng công cụ này để so sánh các thị trường ngách tiềm năng khác nhau.
Sử dụng Google tìm kiếm thị trường ngách

Xây dựng bản đồ tư duy cho thị trường ngách

Để khám phá mọi chi tiết của thị trường ngách thì bạn hãy xây dựng bản đồ tư duy cho các ý tưởng kinh doanh tiềm năng. Việc này giúp công việc trực quan, dễ sắp xếp suy nghĩ và mở rộng ý tưởng. Ngoài ra, xây dựng bản đồ tư duy hỗ trợ bạn tìm ra ý tưởng sản phẩm nhanh chóng và vạch ra chiến lược cụ thể, thích hợp.
Xây dựng bản đồ tư duy cho thị trường ngách

Áp dụng đề xuất của Google

Khi bạn tìm kiếm một từ khóa nào đó tìm kiếm trên Google thì công cụ sẽ hiển thị những đề xuất bên dưới trước khi bạn nhập xong truy vấn. Lúc này, bạn có thể áp dụng những cụm từ đề xuất để sử dụng cho thị trường ngách của cho danh mục sản phẩm của mình.

Nghiên cứu từ khóa

Có nhiều công cụ nghiên cứu từ khóa khác nhau nhưng nghiên cứu thị trường ngách thì bạn hãy sử dụng nền tảng quảng cáo của Google, đó là Google Ads. Để sử dụng, bạn hãy tạo tài khoản Google Ads, đăng nhập và chọn công cụ từ menu trên cùng có biểu tượng cờ lê, sau đó chọn công cụ lập kế hoạch từ khóa.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các trang mạng xã hội, blog, đánh giá trên Amazon,… để nghiên cứu từ khóa sâu hơn. Thiết lập Google Alerts cho các từ khóa có liên quan và thường xuyên theo dõi các bài đăng trên mạng xã hội để luôn cập nhật những gì đang thịnh hành.

The post Thị trường ngách là gì? Chiến lược xây dựng thị trường ngách cho Start-up appeared first on Trần Nguyễn Tuấn Anh.

]]>
Thị phần là gì? Vai trò và cách xác định thị phần trong kinh doanh https://trannguyentuananh.com/thi-phan-la-gi-vai-tro-va-cach-xac-dinh-thi-phan-trong-kinh-doanh.html Mon, 13 Jan 2025 08:15:30 +0000 https://nhadatdaknong.net/?p=1777 Thị phần là yếu tố quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh ngày nay. Nếu doanh nghiệp, công ty xác định đúng thị phần tăng trưởng sẽ giúp họ có hướng đi đúng đắn và cải thiện lợi nhuận. Vậy thị phần là gì? Vai trò và các xác định thị phần như thế nào? […]

The post Thị phần là gì? Vai trò và cách xác định thị phần trong kinh doanh appeared first on Trần Nguyễn Tuấn Anh.

]]>
Thị phần là yếu tố quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh ngày nay. Nếu doanh nghiệp, công ty xác định đúng thị phần tăng trưởng sẽ giúp họ có hướng đi đúng đắn và cải thiện lợi nhuận. Vậy thị phần là gì? Vai trò và các xác định thị phần như thế nào? Bạn hãy cùng Admarket tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

1. Thị phần là gì?

Thị phần là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đó đang chiếm lĩnh. Trong tiếng Anh thị phần được gọi là market share được biết đến như tỷ trọng trong thị trường. Chẳng hạn như công ty bạn kinh doanh về quần áo, tổng thị phần quần áo bán là ra 100 bộ, trong đó bạn bán được 30 bộ quần áo thì có thể nói rằng bạn đang chiếm 30% thị phần quần áo.
Số liệu về thị phần giúp doanh nghiệp dễ kiếm soát hoạt động kinh doanh của mình như thế nào so với các đối thủ cạnh tranh. Nếu thị trường kinh doanh lớn thì doanh số bán hàng sẽ cao vì doanh nghiệp có nhiều khách hàng. Những doanh nghiệp nhỏ hay mới vào thị trường thì sẽ bị những đối thủ cạnh tranh cùng ngành hàng áp đảo. Ví dụ như Facebook có thị phần lớn mạnh hơn so với  Zalo, Biztime, Gapo, Lotus, hay sự áp đảo của Google so với Cốc Cốc.
Thị phần là gì?

2. Vai trò của thị phần đối với hoạt động kinh doanh

Thị phần là yếu tố có vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh như:
  • Doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt và so sánh với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành vì thị phần sẽ cung cấp số liệu cụ thể.
  • Thị phần là thước đo mức độ tăng trưởng của doanh nghiệp, thể hiện rõ từng phân khúc của các sản phẩm doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp hay công ty có thể phân bổ nguồn lực hợp lý.
  • Thị phần mở rộng giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ và thu về nhiều lợi nhuận.
  • Thị phần giúp doanh nghiệp đưa ra chiến lược marketing hợp lý khi doanh nghiệp cho ra mắt sản phẩm mới.

3. Một số lưu ý trước khi tính thị phần

Để giúp doanh nghiệp xác định đúng thị phần thì doanh nghiệp hãy bỏ túi cho mình những lưu ý như sau:
  • Nghiên cứu thị trường ngành: Giúp bạn hiểu rõ hơn về đối thủ cạnh tranh, thu thập những số liệu và tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ.
  • Đơn vị tính đồng nhất, đồng thời điểm: Vì thị phần là con số đại diện tỉ lệ phần trăm của doanh nghiệp của toàn ngành trong một khoản thời gian xác định.
  • Những số liệu thống kế nên chính xác: Nhờ đó doanh nghiệp nhận định chính xác hơn về quy mô doanh nghiệp so với ngành hàng và doanh nghiệp so với đối thủ.
Một số lưu ý trước khi tính thị phần

4. Công thức tính thị phần

Cách tính thị phần so với thị trường

Khi bạn nắm rõ cách tính thị phần so với thị trường giúp doanh nghiệp xác định được quy mô, vị trí của doanh nghiệp trên thị trường.
Công thức tính thị phần so với thị trường dựa trên doanh thu:
  • Thị phần của doanh nghiệp = (Tổng doanh thu của doanh nghiệp/ tổng doanh thu ngành) x100.
Công thức tính thị phần so với thị trường dựa trên sản phẩm:
  • Thị phần của doanh nghiệp = (Tổng sản phẩm bán ra của doanh nghiệp/ tổng sản phẩm bán ra ngành) x100.
Cách tính thị phần so với thị trường

Cách tính tính thị phần tương đối

Thị phần tương đối giúp thể hiện quy mô và lợi thế của doanh nghiệp so với những doanh nghiệp khác. Nhờ đó, bạn dễ dàng xây dựng những chiến lược phù hợp để cạnh tranh và mở rộng thị phần.
Công thức tính thị phần tương đối dựa trên doanh thu:
  • Thị phần tương đối của doanh nghiệp = Tổng doanh thu của doanh nghiệp / tổng doanh thu của đối thủ cạnh tranh
Công thức tính thị phần tương đối dựa trên sản phẩm:
  • Thị phần tương đối của doanh nghiệp = Tổng sản phẩm bán ra của doanh nghiệp / tổng sản phẩm bán ra của đối thủ cạnh tranh
Cách tính tính thị phần tương đối

5. Làm thế nào để xác định thị phần trong kinh doanh?

Để xác định thị phần tăng trưởng trong kinh doanh, bạn hãy áp dụng cho doanh nghiệp của mình ma trận BCG, còn được gọi là ma trận Boston. Ma trận này còn hỗ trợ doanh nghiệp quyết định tiếp tục đầu tư hay ngừng phát triển sản phẩm đó.
Ma trận này được phân chia thành 4 nhóm:
  • Ngôi sao: Doanh nghiệp bạn thuộc ô ngôi sao thì những sản phẩm có thị phần tốt và được đón nhận nhiều. Vì vậy, bạn hãy tập trung đầu tư vào marketing giúp sản phẩm phát triển nhanh hơn và chiếm được thị phần cao.
  • Con bò sữa: Sản phẩm thuộc nhóm con bò sữa là đã có thị phần nhất định trên thị trường và tăng trưởng đều giúp doanh nghiệp nắm giữ một thị phần với mức lợi nhuận đều. Bạn chỉ cần bổ sung các nguồn lực cần thiết nhằm duy trì thị phần cho các sản phẩm thuộc nhóm này.
  • Dấu hỏi chấm: Đây là những sản phẩm mới, có tiềm năng lớn nhưng chưa có thị phần cà chỗ đứng trên thị trường. Lúc này, bạn cần tập trung marketing để đẩy mạnh thương hiệu và sản phẩm. Đồng thời, doanh nghiệp cần theo sát và quan tâm quá trình phát triển của sản phẩm, kịp thời đưa ra quyết định nên phát triển tiếp hay rút khỏi thị trường.
  • Con chó: Doanh nghiệp sẽ không muốn sản phẩm của mình thuộc ô này vì sản phẩm có thị phần nhỏ, ngành đang tuột dốc, thị trường không tiềm năng và không thu về nhiều lợi nhuận. Doanh nghiệp đang phải bỏ tiền từ các sản phẩm tại 3 ô còn lại để nuôi những sản phẩm trong ô con chó.

The post Thị phần là gì? Vai trò và cách xác định thị phần trong kinh doanh appeared first on Trần Nguyễn Tuấn Anh.

]]>
Mô hình SMART là gì? Tại sao mô hình SMART lại cần thiết trong kinh doanh https://trannguyentuananh.com/mo-hinh-smart-la-gi-tai-sao-mo-hinh-smart-lai-can-thiet-trong-kinh-doanh.html Mon, 13 Jan 2025 01:14:39 +0000 https://nhadatdaknong.net/?p=1774 Mô hình Smart ngày càng được các doanh nghiệp áp dụng để xác định các mục tiêu của tổ chức và quản lý nhân viên. Cách tiếp cận này giúp loại bỏ sự mơ hồ và phỏng đoán trong việc thiết lập mục tiêu, khiến tiến trình đạt được mục tiêu có thể đo lường […]

The post Mô hình SMART là gì? Tại sao mô hình SMART lại cần thiết trong kinh doanh appeared first on Trần Nguyễn Tuấn Anh.

]]>
Mô hình Smart ngày càng được các doanh nghiệp áp dụng để xác định các mục tiêu của tổ chức và quản lý nhân viên. Cách tiếp cận này giúp loại bỏ sự mơ hồ và phỏng đoán trong việc thiết lập mục tiêu, khiến tiến trình đạt được mục tiêu có thể đo lường được. Chính vì vậy, phương pháp Smart rất hữu ích! Trong bài viết này, cùng Admarket tìm hiểu về mô hình Smart là gì, các ví dụ thực tế áp dụng mô hình Smart để đảm bảo các mục tiêu của bạn có thể đạt được.

1. Mô hình Smart là gì?

Mô hình SMART là mô hình thiết lập mục tiêu thông minh giúp các doanh nghiệp hay các Marketer đánh giá hiệu quả dựa trên 5 tiêu chí cụ thể: Specific (cụ thể) – Measurable (có thể đo lường được) – Action (Tính khả thi) – Relevant (Sự liên quan) – Time-Bound (Thời hạn đạt được mục tiêu).
Mô hình Smart là gì?

2. Phương pháp tiếp cận mô hình SMART

Dưới đây là năm yếu tố cần xem xét khi tạo mô hình Smart:
Phương pháp tiếp cận mô hình SMART

2.1. S – Specific 

Mục tiêu cụ thể được xác định chính xác ý nghĩa của việc đạt được một cột mốc quan trọng, tạo một cái nhìn tổng thể về mục tiêu. Trên thực tế, điều này có thể đạt được bằng cách trả lời các khía cạnh sau để xác định một mục tiêu cụ thể:
  • Những gì cần phải được hoàn thành? Đây có thể là một mô tả chi tiết về mục tiêu.
  • Ai là người chịu trách nhiệm cho những công việc cần thiết?
  • Nó được định vị ở đâu? Đây có thể là một sự kiện hoặc địa điểm phải được xác định chi tiết của mục tiêu.
  • Khi nào nên đạt được mục tiêu? Đặt khung thời gian là một thành phần quan trọng của các mục tiêu SMART.
  • Những yêu cầu nào cần được thực hiện? Giải thích tất cả những trở ngại cần phải giải quyết trong việc đạt được mục tiêu.
  • Tại sao mục tiêu này lại quan trọng? Xác định và hiểu rõ động lực đằng sau một mục tiêu làm cho nó dễ đạt được hơn.
Ví dụ:
  • Mục tiêu không cụ thể: Chúng tôi phải cải thiện sự hài lòng của khách hàng
  • Mục tiêu cụ thể: Bộ phận hỗ trợ kỹ thuật của chúng tôi sẽ cải thiện 20% về mức độ hài lòng của khách hàng trong vòng 6 tháng tới.

2.2. M – Measurable

Tiến trình hướng tới một mục tiêu phải định lượng và tương quan với các mục tiêu. Nó phải được theo dõi và có thể đo lường được bằng cách sử dụng KPI và chỉ số đo lường thích hợp. Bằng cách thiết lập các mục tiêu có thể đo lường, bạn xác định được các mục tiêu bị bỏ lỡ và thực hiện các biện pháp khắc phục khi hoàn cảnh thay đổi.
Sau khi đạt đến vạch đích, bạn có thể đánh giá hiệu suất và lập kế hoạch cho những cải tiến trong tương lai. Điều này có nghĩa là các chỉ số phù hợp để theo dõi tiến trình đạt được các mục tiêu SMART.

Tất nhiên, với bất kỳ phép đo lường nào, điều quan trọng là phải đo lường các mục tiêu bằng cách sử dụng các số liệu chính xác và thực tế để không tạo ra một lượng lớn thông tin sai lệch.
Ví dụ:
  • Mục tiêu không thể đo lường: Chúng tôi cần làm cho ứng dụng di động của mình trở nên phổ biến hơn.
  • Mục tiêu có thể đo lường được: Chúng tôi phải đạt 1 triệu lượt tải xuống ứng dụng vào cuối năm 2022.

M - Measurable

2.3. A – Actionable 

Các mục tiêu có thể đạt được nếu chúng thực tế và khả thi dựa trên các nguồn lực sẵn có. Mục tiêu có thể được chia nhỏ thành các cột mốc để đạt được. Ở mỗi bước, mục tiêu cuối cùng dường như gần với thực tế hơn – ngày càng có thể đạt được. Thực hiện tiếp cận một cách có chiến lược và hệ thống để mục tiêu có thể đạt được:
  • Xác định các tài nguyên có sẵn
  • Xác định các vấn đề và mong đợi
  • Hoạch định con đường dẫn bạn đến thành công một cách hiệu quả nhất
Ví dụ:
  • Mục tiêu không thế đạt được: Chúng ta phải ngăn chặn tất cả các sự cố CNTT trên máy chủ của mình.
  • Mục tiêu có thể đạt được: Chúng ta phải di chuyển các công việc quan trọng sang My Cloud để đảm bảo 99,999% thời gian hoạt động của dịch vụ.

2.4. R – Relevant

Khi nguồn lực có hạn, bạn phải tập trung vào các mục tiêu có tác động mạnh nhất và cần được chú ý ngay lập tức – cả trong ngắn hạn và dài hạn. Luôn có thể đạt được nhiều mục tiêu, nhưng tất cả các mục tiêu đều tiêu tốn nguồn lực và mang lại một kết quả khác. Các tổ chức tiến bộ xác định các mục tiêu phù hợp nhất với tầm nhìn, chiến lược và tăng trưởng kinh doanh dài hạn.
Để xác định liệu một mục tiêu có phù hợp hay không, hãy xem xét các tiêu chí quyết định sau:
  • Nó có bắt buộc không? Có ưu tiên không?
  • Có phải là thời điểm thích hợp?
  • Tác động ngắn hạn và dài hạn của việc theo đuổi mục tiêu này là gì?
  • Những rủi ro liên quan là gì và các tình huống dự kiến sẽ phát triển như thế nào theo thời gian?
Ví dụ:
  • Mục tiêu không liên quan: Chúng ta tăng sự ổn định và hiệu suất của ứng dụng của chúng tôi trên thị trường.
  • Mục tiêu có liên quan: Chúng ta phải giảm 50% rò rỉ dữ liệu được thực hiện trong 5 tháng.

2.5. T – Time-Bound

Nhiều mục tiêu có thể đạt được nếu phân bổ đủ thời gian. Việc đặt giới hạn thời gian cho phép bạn sắp xếp các công việc theo thứ tự ưu tiên. Các công việc hàng ngày không nên ảnh hưởng đến các mục tiêu dài hạn. Tương tự, việc bỏ qua các nhiệm vụ hàng ngày sẽ tạo ra công việc tồn đọng làm ảnh hưởng đến kế hoạch lịch trình của bạn trong tương lai. Các mục tiêu có thời gian nhất định giúp dễ dàng theo dõi tiến trình công việc.
Ví dụ:
  • Mục tiêu không giới hạn thời gian: Chúng ta nên tăng gấp đôi doanh thu của mình.
  • Mục tiêu có thời hạn: Chúng ta phải tăng tỷ lệ thu hút khách hàng lên 10% trong vòng 6 tháng.

3. Tại sao mô hình SMART lại cần thiết trong kinh doanh

Khi bạn tuyên bố rằng muốn tăng doanh thu hoặc mở hai chi nhánh mới là chưa đủ. Đó là suy nghĩ mơ hồ. Sự thật là, những mục tiêu tốt nhất trong kinh doanh là những mục tiêu thông minh.
Mô hình SMART được thiết kế chiến lược để cung cấp cho bất kỳ cấu trúc và hỗ trợ dự án kinh doanh được xác định rõ ràng hơn những gì bạn muốn đạt được vào thời điểm nào. Với mục tiêu SMART, bạn có thể theo dõi tiến trình công việc và duy trì động lực. Đánh giá tiến độ giúp bạn tập trung, đúng thời hạn và tạo ra cảm giác phấn khích khi đạt được mục tiêu của mình. Thiết lập mục tiêu thông minh giúp bạn không còn cảm giác thấy choáng ngợp trước những dự án lớn.
Tại sao mô hình SMART lại cần thiết trong kinh doanh

4. Một số ví dụ thực tế áp dụng mô hình SMART

Một số ví dụ thực tế áp dụng mô hình SMART

4.1. Mô hình SMART: Hoàn thành một dự án 

– Mô tả: Cải thiện hiệu quả hoạt động marketing của công ty trên Google Ads là mục tiêu chính trong năm nay. Chúng ta sẽ cần tăng tỷ lệ nhấp lên 4% vào cuối quý 3 và cải thiện tỷ lệ chuyển đổi lên 15% bằng cách tạo các trang đích riêng với lời kêu gọi hành động rõ ràng.
– Mốc quan trọng: Đưa ra kế hoạch hành động vào cuối Quý 2 thông qua các cuộc họp hai tuần một lần.
– Deadline: Cuối Q3.

4.2. Mô hình SMART: Cải thiện hiệu suất

– Mô tả: Để thăng tiến sự nghiệp, tôi phải cải thiện kỹ năng thuyết trình của mình lên 50% và có thể kết hợp một bản trình bày PowerPoint đa phương tiện trong vòng chưa đầy hai giờ. Bằng cách tham gia các khóa học, lời khuyên từ đồng nghiệp và người hướng dẫn của tôi để có thể đạt được.
– Mốc: Đánh giá tiến độ mỗi tháng một lần.

The post Mô hình SMART là gì? Tại sao mô hình SMART lại cần thiết trong kinh doanh appeared first on Trần Nguyễn Tuấn Anh.

]]>